Bệnh báng nước trên gà và cách điều trị

Bệnh báng nước trên gà và cách điều trị
Nguyên nhân:

Bệnh Báng nước không phải là bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm kém, đặc biệt trong giai đoạn úm không đủ nhiệt, chuồng trại không thông thoáng, thiếu ô xy hoặc có thể do  chuồng nuôi bị ảnh hưởng bởi khí độc, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Do mật độ nuôi quá cao, hoặc do gà nuôi bị thiếu khoáng, thiếu vitamin, ăn phải thức ăn bị nấm mốc v.v ...
 
Hộ nông dân Triệu Văn Nguyên ở thôn Đồng Tâm, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ vốn và chuyển giao kỹ thuật nuôi gà trên nền đệm lót sinh học. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Hộ nông dân Triệu Văn Nguyên ở thôn Đồng Tâm, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ vốn và chuyển giao kỹ thuật nuôi gà trên nền đệm lót sinh học. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

 
Triệu chứng
:

Triệu chứng bệnh thường tuỳ thuộc vào mức độ bệnh, thông thường gà mắc bệnh từ rất sớm song biểu hiện rõ nhất vào giai đoạn từ 5 đến 25 ngày tuổi. Có nhiều đàn mắc bệnh ở thời điểm trước khi xuất thịt, ở giai đoạn này gà biểu hiện kém ăn chậm chạp, bụng to dần nên do tích nước trong xoang bụng. Gà con chậm lớn, lông xù có con đi lại lảo đảo siêu vẹo do bụng quá to. Khi gà bệnh nặng  khó thở, tím tái.

Một số gà có thể chết trước khi có biểu hiện báng nước hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh như Ecoli, CRD .... khi gà đã bị bội nhiễm các bệnh khác thì tỷ lệ chết thường rất cao, nếu bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm thì có thể gây chết toàn đàn.

Gà chết do bệnh báng nước khi mổ thấy các biểu hiện: Gà gầy nhưng bụng rất to bên trong tích đầy nước màu vàng rơm. Cũng có truờng hợp nước bên trong có lẫn máu hoặc thấy có cả bã đậu sợi huyết lợn lẫn trong nước dịch. Nếu gà bệnh gép với các bệnh truyền nhiễm chết thì khi mổ ra còn thấy các biểu hiện bên trong đặc trưng của các bệnh truyền nhiễm như ở gan, thận, tim thưòng có xuất huyết hoặc tụ máu sưng to.

Khi phát hiện đàn gà mắc bệnh thì tốt nhất nên loại ngay vì gà bệnh khả năng tăng trọng kém, khả năng tiêu tốn thức ăn cao, hơn nữa gà rất rễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác làm lây lan sang toàn đàn.

Bắc Kạn chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ảnh: Vũ Sinh
Bắc Kạn chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ảnh: Vũ Sinh

Phòng bệnh:

-Vệ sinh chuồng trại tốt, chuồng úm phải sạch sẽ, thoáng khí, thông gió tốt, mật độ chăn nuôi phải hợp lý.

- Cho gà ăn theo bữa, hạn chế 10 – 20% khẩu phần ăn để làm chậm tốc độ lớn của gà con trong khoảng từ 10 – 20 ngày.

- Không dùng thức ăn đã đã bị mốc, hết hạn sử dụng

- Dùng một số loại men tiêu hoá để trộn thức ăn cho ăn. Có thể dùng Biosix  với liều 100g/ 50- 100 kg thức ăn hỗn hợp

- Bổ sung GLUCO – K,C với liều 100 g/2 – 4 lít nước dùng 4 – 6 giờ/ngày có tác dụng làm tăng tính chắc cho thành mạch máu, hạn chế thẩm thấu dịch và giải độc rất tốt giúp cho gà nhanh hồi phục sức khoẻ.

- Có thể dùng một số loại kháng sinh để chống kế phát: Dùng Enro Flox với liều 1ml/1lít nước uống hoặc Noxcoli với liều 2 -4g/1lít nuớc uống/ ngày dùng trong 3 – 5 ngày liền.

Để tránh các bệnh kế phát tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.
 
Vương Thị Chung
khuyennonghanoi.gov.vn

Có thể bạn quan tâm