Các nhà khoa học làm việc tại Viện Địa chất và Khảo cổ học Nam Kinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đại học Quốc gia Australia, Đại học Western Ontario ở London (Anh) và Đại học Californi (Mỹ) đã dành 8 năm để nghiên cứu về những dấu vết liên quan tới sự kiện tuyệt chủng Ordovician-Silurian được tìm thấy ở tỉnh Vĩnh Thiện, phía Tây Nam tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Dựa vào việc nghiên cứu các mẫu trầm tích hóa thạch trong thời kỳ tuyệt chủng Ordovician-Silurian được thu thập được từ tỉnh Vân Nam, các nhà nghiên cứu đã ước tính sự kiện này xảy ra vào khoảng từ 443,1 triệu năm đến 442,9 triệu năm trước, ngắn hơn nhiều so với giả thuyết trước đây. Trong thời kỳ này, một dòng sông băng lớn đã được hình thành với tổng thể tích lên tới 150 triệu km khối, gấp hơn 6 lần tổng số lớp băng ở Nam Cực và Bắc Cực ngày nay. Điều này cũng đã khiến mực nước biển toàn cầu giảm nhanh từ 100 đến 150 m, dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của sự sống trên Trái Đất.
Sự kiện tuyệt chủng Ordovician-Silurian đã xóa sổ 85% loài sinh vật biển. Hiện nay một giả thuyết về nguyên nhân chính có thể chấp nhận được đó là vụ nổ tia gamma của một ngôi sao nào đó gần Trái Đất, làm CO2 trong khí quyển sụt giảm mạnh. Điều này làm ảnh hưởng tới Trái Đất, tạo ra một thời kỳ băng hà kéo dài khoảng 0,5-1,5 triệu năm./.
Dựa vào việc nghiên cứu các mẫu trầm tích hóa thạch trong thời kỳ tuyệt chủng Ordovician-Silurian được thu thập được từ tỉnh Vân Nam, các nhà nghiên cứu đã ước tính sự kiện này xảy ra vào khoảng từ 443,1 triệu năm đến 442,9 triệu năm trước, ngắn hơn nhiều so với giả thuyết trước đây. Trong thời kỳ này, một dòng sông băng lớn đã được hình thành với tổng thể tích lên tới 150 triệu km khối, gấp hơn 6 lần tổng số lớp băng ở Nam Cực và Bắc Cực ngày nay. Điều này cũng đã khiến mực nước biển toàn cầu giảm nhanh từ 100 đến 150 m, dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của sự sống trên Trái Đất.
Sự kiện tuyệt chủng Ordovician-Silurian đã xóa sổ 85% loài sinh vật biển. Hiện nay một giả thuyết về nguyên nhân chính có thể chấp nhận được đó là vụ nổ tia gamma của một ngôi sao nào đó gần Trái Đất, làm CO2 trong khí quyển sụt giảm mạnh. Điều này làm ảnh hưởng tới Trái Đất, tạo ra một thời kỳ băng hà kéo dài khoảng 0,5-1,5 triệu năm./.
Phương Oanh
TTXVN