Ngày 12/8, bão Mặt Trời nghiêm trọng đã tấn công Trái Đất. Cơn bão này được cho là có thể mang cực quang phương Bắc tiến xa hơn về phía Nam so với bình thường.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature ngày 27/3 cho biết biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến vòng quay của Trái Đất và cách con người theo dõi thời gian.
Các nhà khoa học và triết học vừa đưa ra một quy luật tự nhiên mới, dựa trên thuyết tiến hóa mà nhà bác học Charles Darwin đề cập trong cuốn sách xuất bản năm 1859 về nguồn gốc của các loài trên Trái Đất. Quy luật tự nhiên mới này được công bố trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ vào ngày 16/10.
Các nhà khoa học Australia mới đây đã công bố nghiên cứu về sự tồn tại của một loài vi sinh vật từng sống ở các vùng nước của Trái Đất hàng tỷ năm trước đây, đồng thời cho rằng đây có thể là "những kẻ săn mồi đầu tiên trên Trái Đất".
Có ít nhất 20.000.000 tỷ con kiến sinh sống trên Trái Đất, thậm chí còn nhiều hơn thế. Đây là kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) ngày 19/9.
Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ô-dôn tới các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội.
Nước có thể được đưa tới Trái Đất nhờ các tiểu hành tinh từ rìa Hệ Mặt Trời. Đây là nhận định của các nhà khoa học sau khi phân tích các mẫu vật hiếm có được thu thập trong sứ mệnh không gian của Nhật Bản kéo dài suốt 6 năm.
Các nhà khoa học Australia tin rằng họ đã phát hiện những bằng chứng cho thấy các lục địa trên Trái đất được hình thành từ sự va chạm của các thiên thạch khổng lồ cách đây hơn 3 tỷ năm. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature và dựa trên việc khảo sát các tinh thể đá zircon siêu nhỏ trong các khối đá ở khu vực được biết đến là Pilbara Craton ở phía Tây Bắc của bang Western Australia.
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện rằng carbon nâu thải ra từ các vụ cháy rừng trên thực tế góp phần nhiều hơn vào gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên, đồng thời cảnh báo rằng tình trạng tăng nhiệt toàn cầu có nguy cơ gây ra nhiều vụ cháy rừng hơn nữa trong tương lai. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí One Earth.
Các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc phát hiện ra rằng lõi trong cùng của Trái Đất không phải ở trạng thái rắn bình thường mà là trạng thái siêu ion.
Trong nhiều năm qua, các vụ núi lửa phun trào ở quy mô vừa phải đã góp phần làm giảm nhiệt độ Trái Đất. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố ngày 12/8 cho thấy biến đổi khí hậu có thể làm tăng hiệu ứng làm mát khí quyển của các vụ phun trào núi lửa lớn xảy ra một lần trong 100 năm, song cũng làm giảm hiệu ứng này của các vụ phun trào quy mô nhỏ hơn.
Ngày 1/7, nhóm 5 chuyên gia khí hậu và đại dương đã gửi thư tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) để bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch của tổ chức này đưa rạn san hô Great Barrier của Australia vào danh sách các Di sản Thế giới "đang gặp nguy hiểm".
Nhờ những dữ liệu thu được từ quá trình phân tích sóng radio phản hồi (tiếng dội vô tuyến) từ sao Kim, các nhà khoa học đã lần đầu tiên ước lượng được một cách chính xác độ dài một ngày trên hành tinh được cho là gần và giống Trái Đất nhất.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 11/3 cho biết tiểu hành tinh lớn nhất bay qua Trái Đất trong năm 2021 sẽ tiếp cận Hành tinh Xanh vào ngày 21/3 tới ở khoảng cách 2 triệu km.
Sau 6 năm thám hiểm không gian, tàu thăm dò Hayabusa-2 của Nhật Bản đã gửi mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu trở về Trái Đất vào ngày 6/12, phục vụ mục tiêu khám phá nguồn gốc của sự sống và cách thức vũ trụ hình thành.
Việc phục hồi đúng cách 30% hệ sinh thái, vốn từ lâu được sử dụng để phục vụ cho nông nghiệp và các nhu cầu khác của con người, có thể giúp bảo vệ 70% các loài động, thực vật trước nguy cơ tuyệt chủng và giúp hấp thụ 50% lượng CO2 mà con người đã thải vào khí quyển kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp. Đây là kết luận được đưa ra trong nghiên cứu về kế hoạch "chữa lành" Trái Đất được công bố ngày 14/10.
Theo một nghiên cứu của các chuyên gia khí hậu được công bố ngày 28/9, tình trạng ấm lên của Trái Đất đang khiến các đại dương ổn định hơn, làm tăng nhiệt độ của bề mặt mặt nước và giảm lượng carbon mà chúng có thể hấp thu.
Các nhà khoa học ngày 14/9 cho biết đã phát hiện một loại khí được gọi là "phosphine" bên trong các đám mây của sao Kim, cho thấy các vi sinh vật có thể tồn tại trên hành tinh này, qua đó hé lộ dấu hiệu về khả năng có sự sống bên ngoài Trái Đất.
Trong hơn 40 năm qua, các nhà khoa học đều cho rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng từ 1,5 – 4,5 độ C nếu lượng khí thải CO2 tăng gấp đôi so với các mức của thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, một nghiên cứu toàn diện vừa được công bố ngày 23/7 dự báo đà tăng nhiệt của Trái Đất có thể cao hơn.
Ngày 17/6, các nhà khoa học Chile thông báo mẫu hóa thạch được phát hiện ở Nam Cực từ trước đó là quả trứng lớn nhất trong thời đại khủng long thống trị Trái Đất. Quả trứng này có thể là từ loài Mosasaur (thương long), một loài thằn lằn biển sống cách đây hơn 66 triệu năm.
Các nhà khoa học mới đây cảnh báo số người trên toàn cầu phải hứng chịu thời tiết nóng ẩm cực đoan vào cuối thế kỷ này sẽ cao gấp 4 lần so với hiện nay, nếu lượng khí thải khiến Trái Đất ấm lên tiếp tục tăng, từ đó gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm tăng các chi phí y tế.
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc, Australia, Mỹ và Anh đã đưa ra sự tính toán chính xác về cuộc đại tuyệt chủng đầu tiên xảy ra trên Trái Đất cách đây hơn 400 triệu năm về trước và kéo dài 200.000 năm.
Các nhà thiên văn học mới đây đã phát hiện ra một hố đen vô cùng lớn ở Dải ngân hà, qua đó đặt ra những thách thức mới đối với các giả thiết về mô hình tiến hóa của các vì sao.
Ngày 28/10, các nhà khoa học cho rằng người hiện đại xuất hiện khoảng 200.000 năm trước đây tại một vùng phía Bắc Botswana. Đây được xem là vị trí chính xác nhất chưa từng được phát hiện về quê hương tổ tiên của tất cả 7,7 tỷ người trên Trái Đất hiện nay.
Hai lục địa bí ẩn, có thể là những phần đất đai hoặc đáy đại dương đầu tiên của trái đất sơ khai, vừa được phát hiện... trong bụng hành tinh "háu ăn" của chúng ta.
Những con chuột đực từng sống hơn 1 tháng ngoài không gian vẫn có thể thực hiện chức năng sinh sản khi trở về Trái Đất. Đây là kết luận của các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra trong công trình nghiên cứu công bố mới đây về chức năng sinh sản của loài động vật có vú ở ngoài vũ trụ.