Theo một nghiên cứu của các chuyên gia khí hậu được công bố ngày 28/9, tình trạng ấm lên của Trái Đất đang khiến các đại dương ổn định hơn, làm tăng nhiệt độ của bề mặt mặt nước và giảm lượng carbon mà chúng có thể hấp thu.
Thông thường, biến đổi khí hậu do con người gây ra khiến nhiệt độ bề mặt trên Trái Đất gia tăng, dẫn tới sự bất ổn định của bầu khí quyển cũng như làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết cực đoan, ví dụ như gây ra các cơn bão. Tuy nhiên, đối với đại dương điều này lại hoàn toàn khác. Qua nghiên cứu, các chuyên gia về khí hậu nhận thấy rằng khi nhiệt độ tăng cao sẽ làm chậm sự hòa trộn giữa bề mặt của vùng nước ấm và nước mát. Việc này sẽ giúp sản sinh ra nhiều oxy ở dưới mặt nước.
Sự phân tầng đại dương này có nghĩa là lượng nước ít hơn ở phía dưới đại dương dâng lên bề mặt mang theo oxy và các chất dinh dưỡng trong khí nước ở trên bề mặt đại dương hấp thu ít khí carbon dioxde hơn để đẩy chúng xuống dưới đại dương.
Trong một báo cáo được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, một nhóm các chuyên gia quốc tế về khí hậu đã cho biết họ phát hiện ra rằng sự phân tầng trên toàn cầu đã tăng 5,3%-một mức tăng đáng kể trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 2018.
Phần lớn sự ổn định này xảy ra đối với bề mặt và sự ổn định trên bề mặt là đến từ hiện tượng nhiệt độ Trái Đất tăng. Các chuyên gia cho biết quá trình này cũng trở nên phức tạp hơn bởi hiện tượng băng tan, nghĩa là nhiều nước ngọt tích tụ trên bề mặt đại dương hơn do nước ngọt nhẹ hơn nước muối.
Theo đồng tác giả của báo cáo nghiên cứu, giáo sư Michael Mann của trường Đại học bang Pennsylvania, việc giảm lượng C02 hấp thu có thể có nghĩa là ô nhiễm carbon tích tụ nhanh hơn dự kiến trong bầu khí quyển. Ông Mann cảnh báo rằng các mô hình khí hậu phức tạp thường đánh giá thấp sự phân tầng đại dương cũng như đánh giá thấp ảnh hưởng của điều này. Với việc các vùng nước trên bề mặt ấm hơn nhận ít oxy hơn, cuộc sống của các sinh vật biển có thể bị ảnh hưởng.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), việc các đại dương đang hấp thu 1/4 lượng khí CO2 do con người tạo ra cũng như hơn 90% lượng nhiệt độ hiệu ứng nhà kính gây ra, các sinh vật biển vẫn có thể tồn tại nhưng cái giá của việc hấp thu quá nhiều lượng khí thải và nhiệt độ sẽ khiến nước biển trở nên chua hơn và giảm khả năng hút CO2. Bề mặt nước của đại dương ấm hơn do sự ấm lên của Trái Đất có thể gây ra nhiều cơn bão nhiệt đới hơn cũng như dẫn tới hiện tượng băng tan khiến mực nước biển dâng cao.
Trước đó, vào năm 2019, một nghiên cứu của Viện Hàn lân Khoa học Mỹ được công bố đã dự báo rằng, với chiều hướng biến đổi khí hậu như hiện nay, 1/5 sinh vật biển sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.
Thanh Hải