Sau những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngư dân Khánh Hòa lại hối hả ra khơi với mong muốn một năm mới bội thu và thực hiện tốt các quy định của châu Âu về chống khai thác IUU. Những chuyến tàu đầu tiên trở về với cá ngừ vây vàng mắt to đầy ắp đã mang đến tín hiệu vui. Tàu KH 90044 TS của ông Trần Hữu Đông đạt sản lượng 1,7 tấn, một số tàu khác đạt từ 1,3 – 2 tấn. Giá cá nhích lên cũng là một động lực lớn để ngư dân tiếp tục vươn khơi, hy vọng vào một năm "mưa thuận gió hòa". Bà con ngư dân cũng cam kết thực hiện nghiêm ngặt các quy định về chống khai thác IUU để đảm bảo sản phẩm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Trước khi đe dọa đến đa dạng sinh học, đại dương và chuỗi thức ăn toàn cầu, nhựa đã cứu sống con người và mang tới cho xã hội thành một vật liệu bền, dễ uốn với giá thành rẻ.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ ngày 13/8, dưới bề mặt Sao Hỏa có thể tồn tại một đại dương nước ngầm.
Những lớp trầm tích và cặn lắng dưới đại dương ở vịnh Beppu ở Nhật Bản có thể chứa đựng bằng chứng cho thấy con người đã thay đổi thế giới xung quanh mình như thế nào.
Loài cá mập khổng lồ megalodon từng là kẻ săn mồi nguy hiểm của đại dương cổ đại, với những chiếc răng cưa dài tới 18cm có thể xé nát bất kỳ con mồi nào dưới lòng biển. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng từ men răng xác nhận megalodon là loài máu nóng - một đặc điểm góp phần dẫn đến sự tuyệt chủng của loài này.
Sau 2 năm nghiên cứu, các nhà khoa học từ Đại học California Los Angeles (UCLA) thực hiện dự án SeaChange đã bắt đầu thử nghiệm phương pháp mới nhằm loại bỏ khí CO2 trong đại dương, từ đó khôi phục năng lực hấp thụ thêm loại khí thải này của các đại dương.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, nhật báo Les Echos (Pháp) cho biết nếu nước biển bốc hơi trở thành nước uống được thì có thể quá trình này sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu nước uống ở các quốc gia hứng chịu các đợt hạn hán kinh niên, vốn đang ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois (Mỹ), đăng trên tạp chí khoa học uy tín "Nature".
Các nhà khoa học tại Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã phát triển được một robot cá có khả năng hút những mảnh vi nhựa trôi nổi dưới đại dương, trong tương lai có thể giúp giải quyết tình trạng ô nhiễm biển.
Các đại dương trên Trái Đất đang ấm dần lên trong 12.000 năm gần đây, cho thấy tác động rõ rệt của con người đối với khí hậu toàn cầu. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu công bố tạp chí Nature số ra ngày 27/1.
Theo một nghiên cứu của các chuyên gia khí hậu được công bố ngày 28/9, tình trạng ấm lên của Trái Đất đang khiến các đại dương ổn định hơn, làm tăng nhiệt độ của bề mặt mặt nước và giảm lượng carbon mà chúng có thể hấp thu.
Sáng 8/6, tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ ra quân cấp Trung ương Chiến dịch “Hãy làm sạch biển” năm 2019, với chủ đề “Tử tế với Đại dương”.
Ngày 24/10/2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về hoạt động của tàu khu trục Hoa Kỳ USS Decatur ngày 21/10/2016 tại khu vực lân cận quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh:
Nằm giữa Địa Trung Hải, đảo quốc Malta như một chấm nhỏ giữa bao la xanh thẳm đại dương. Pha trộn những nét văn hóa của cả thế giới A rập và châu Âu, đảo quốc Malta có những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được
Mặc dù hấp thụ đến 25% lượng khí thải carbon toàn cầu và đóng vai trò chủ đạo trong việc cân bằng sinh thái nhưng lần đầu tiên, vấn đề bảo vệ đại dương mới chính thức được đưa vào trong chương trình nghị sự tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra ở thủ đô Paris (Pháp).