Theo Quyết định số 428/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16 tháng 3 năm 2016 (Quy hoạch VII hiệu chỉnh), Long An được quy hoạch 2 nhà máy nhiệt điện: nhà máy nhiệt điện Long An I với quy mô 2x600MW, vận hành năm 2024 - 2025 ; nhà máy nhiệt điện Long An II với quy mô 2x800MW, vận hành năm 2027 - 2028.
Trung tâm điện lực Long An sử dụng than đặt tại ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước. Tổng diện tích sử dụng trên bờ và mặt nước được quy hoạch trên 360 ha (trên bờ trên 232 ha, mặt nước 129 ha).
Đây là những dự án năng lượng đầu tư theo hình thức BOT. Các dự án khi vận hành hàng năm sản xuất khoảng 17 tỷ kWh, vừa tham gia cấp điện cho tỉnh Long An, các tỉnh phía Nam và hệ thống điện Quốc gia, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà nói chung và huyện Cần Đước nói riêng.
Việc xây dựng Trung tâm điện lực Long An trên cơ sở quan điểm “không đánh đổi môi trường để phát triển” , bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến USC, lắp đặt các thiết bị xử lý môi trường hiệu quả, được giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương trong giai đoạn thi công và vận hành.
Nhà máy được trang bị hệ thống kiểm soát chỉ tiêu phát thải liên tục CEMS có kết nối tín hiệu tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nên các thông số chỉ tiêu phát thải là công khai và được quan trắc online 24/24 giờ về mức độ ô nhiễm và được giám sát bởi chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân Long An trong giai đoạn thi công và vận hành nhà máy.
Tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, khi nói đến nhiệt điện than, hầu như chỉ xem xét mặt kinh tế là chưa đầy đủ và toàn diện. Sinh kế và sức khỏe người dân ít được quan tâm. Bởi, chi phí cho sức khỏe người dân bị tác động bởi nhà máy nhiệt điện than cũng như chi phí bảo vệ môi trường hiện nay chưa được hạch toán vào chi phí của nhà máy.
Vì vậy, khi xem xét để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy nhiệt điện than cần phân tích khách quan và đầy đủ cán cân được - mất trên cả ba mặt kinh tế, môi trường và xã hội, đặc biệt sinh kế và sức khỏe người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Trân bày tỏ, “không thể đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế và cũng không thể vì người nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”.
Nhiều đại biểu khác cũng không đồng tình với việc triển khai dự án Trung tâm điện lực Long An sử dụng nhiệt điện than và mong muốn sử dụng khí hóa lỏng nhằm hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Cần nhận định: Đây là dự án rất lớn, với nguồn vốn đầu tư trên 5 tỷ USD. Nếu dự án thành công góp phần tăng thu ngân sách hàng năm khoảng 1/3 trong tổng thu ngân sách tại địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động. Thế nhưng, nguy cơ về ô nhiễm môi trường rất cao khi triển khai thực hiện nhà máy nhiện điện sử dụng nguyên liệu than. Vì vậy, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh rất trăn trở về dự án này.
UBND tỉnh Long An đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu: “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An vẫn giữ quan điểm ưu tiên tiếp nhận đầu tư Trung tâm nhiệt điện Long An sử dụng nguyên liệu khí hóa lỏng nhằm hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường.
UBND tỉnh cũng xin kiến nghị Bộ Công Thương xem xét cho bổ sung quy hoạch kho chứa Khí hóa lỏng để thực hiện quy hoạch Trung tâm điện lực tại tỉnh. Đồng thời, đề nghị nhà đầu tư tiếp tục nghiên cứu về dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí hóa lỏng nhằm hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường./.
Đại biểu thảo luận Quy hoạch Trung tâm điện lực Long An và công tác bảo vệ môi trường. Nguồn: Báo Long An online |
Trung tâm điện lực Long An sử dụng than đặt tại ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước. Tổng diện tích sử dụng trên bờ và mặt nước được quy hoạch trên 360 ha (trên bờ trên 232 ha, mặt nước 129 ha).
Đây là những dự án năng lượng đầu tư theo hình thức BOT. Các dự án khi vận hành hàng năm sản xuất khoảng 17 tỷ kWh, vừa tham gia cấp điện cho tỉnh Long An, các tỉnh phía Nam và hệ thống điện Quốc gia, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà nói chung và huyện Cần Đước nói riêng.
Việc xây dựng Trung tâm điện lực Long An trên cơ sở quan điểm “không đánh đổi môi trường để phát triển” , bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến USC, lắp đặt các thiết bị xử lý môi trường hiệu quả, được giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương trong giai đoạn thi công và vận hành.
Nhà máy được trang bị hệ thống kiểm soát chỉ tiêu phát thải liên tục CEMS có kết nối tín hiệu tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nên các thông số chỉ tiêu phát thải là công khai và được quan trắc online 24/24 giờ về mức độ ô nhiễm và được giám sát bởi chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân Long An trong giai đoạn thi công và vận hành nhà máy.
Nhiều đại biểu không đồng tình với việc triển khai dự án TTĐL Long An sử dụng nhiệt điện than. Nguồn: Báo Long An online |
Tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, khi nói đến nhiệt điện than, hầu như chỉ xem xét mặt kinh tế là chưa đầy đủ và toàn diện. Sinh kế và sức khỏe người dân ít được quan tâm. Bởi, chi phí cho sức khỏe người dân bị tác động bởi nhà máy nhiệt điện than cũng như chi phí bảo vệ môi trường hiện nay chưa được hạch toán vào chi phí của nhà máy.
Vì vậy, khi xem xét để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy nhiệt điện than cần phân tích khách quan và đầy đủ cán cân được - mất trên cả ba mặt kinh tế, môi trường và xã hội, đặc biệt sinh kế và sức khỏe người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Trân bày tỏ, “không thể đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế và cũng không thể vì người nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”.
Nhiều đại biểu khác cũng không đồng tình với việc triển khai dự án Trung tâm điện lực Long An sử dụng nhiệt điện than và mong muốn sử dụng khí hóa lỏng nhằm hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Cần nhận định: Đây là dự án rất lớn, với nguồn vốn đầu tư trên 5 tỷ USD. Nếu dự án thành công góp phần tăng thu ngân sách hàng năm khoảng 1/3 trong tổng thu ngân sách tại địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động. Thế nhưng, nguy cơ về ô nhiễm môi trường rất cao khi triển khai thực hiện nhà máy nhiện điện sử dụng nguyên liệu than. Vì vậy, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh rất trăn trở về dự án này.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu là “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Nguồn: Báo Long An online |
UBND tỉnh Long An đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu: “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An vẫn giữ quan điểm ưu tiên tiếp nhận đầu tư Trung tâm nhiệt điện Long An sử dụng nguyên liệu khí hóa lỏng nhằm hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường.
UBND tỉnh cũng xin kiến nghị Bộ Công Thương xem xét cho bổ sung quy hoạch kho chứa Khí hóa lỏng để thực hiện quy hoạch Trung tâm điện lực tại tỉnh. Đồng thời, đề nghị nhà đầu tư tiếp tục nghiên cứu về dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí hóa lỏng nhằm hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường./.
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN