Bất cập đó yêu cầu ngành Giáo dục - Đào tạo cần có quy định, tiêu chí cụ thể hơn nữa đối với các hình thức liên kết đào tạo quốc tế. Bên cạnh đó, người học cần cẩn trọng trong việc lựa chọn chương trình liên kết quốc tế để theo học.
Còn chương trình liên kết không đạt chất lượng
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học, nhiều trường đại học đã tìm đến các đối tác nước ngoài để xây dựng chương trình liên kết. Trong số đó, mọt số trường liên kết chỉ để mượn “mác” quốc tế nhằm thu lợi nhuận chứ không quan tâm đến chất lượng đào tạo.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Về chất lượng, các chương trình đào tạo liên kết chính thống đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ mở ngành. Các trường đại học nước ngoài triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo riêng theo chuẩn quốc tế để giữ cam kết về giá trị của mỗi tấm bằng mà trường cấp cho sinh viên.
Ngoài ra, các trường đại học uy tín trong nước, để nâng cao vị thế của mình cũng lựa chọn trường đối tác nước ngoài có chất lượng giáo dục tốt. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại các trường đại học trong nước vì thị trường mà có thể hợp tác với các đối tác không nằm trong ưu tiên về mặt chất lượng của nhà nước.
Trên thế giới đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, đặc biệt là hình thức đào tạo trực tuyến (online education). Việt Nam cũng đã có các chương trình đào tạo trực tuyến quốc tế. Tuy nhiên, những chương trình này rất khó kiểm soát về chất lượng và tính nghiêm túc.
Thực tế đã có nhiều văn bằng do các trường đại học nước ngoài cấp không được công nhận giá trị sau khi cơ quan nhà nước thẩm định. Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), từ năm 2008 - 2016, hơn 14.490 hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp, trong đó khoảng 531 hồ sơ thiếu thông tin và 365 hồ sơ không được công nhận. Nguyên nhân khiến các hồ sơ không được công nhận chủ yếu là do các tổ chức kiểm định giả, trường đại học giả hoặc văn bằng, bảng điểm giả.
Theo ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay một số trường của Việt Nam hợp tác với các trường đại học tại Hoa Kỳ nhưng ở Hoa Kỳ có mấy ngàn trường đại học và không phải trường nào cũng tốt. Hiện vẫn nhiều người học có tâm lý không thích học nhiều nhưng lại muốn bằng cấp quốc tế nên chấp nhận theo học các chương trình liên kết không đạt chất lượng. Do vậy, rất cần sự quản lý của Nhà nước để loại bỏ những hình thức liên kết hợp tác chỉ để bán bằng.
Người học cần cẩn trọng
Việc ngày càng có nhiều chương trình đào tạo liên kết quốc tế là xu thế tất yếu của giáo dục đại học thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, để sàng lọc các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài không đạt chuẩn chất lượng giáo dục đòi hỏi cần nâng cao công tác quản lý; các cơ sở giáo dục nâng cao công tác kiểm định chất lượng, chương trình liên kết, người học cần cẩn trọng trong lựa chọn chương trình liên kết để theo học…
Theo các chuyên gia, có nhiều cách để đánh giá chất lượng một chương trình đào tạo nhưng trước hết cần chú trọng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Hoạt động này bao gồm kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học, kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế.
Mặt khác, ngành Giáo dục - Đào tạo cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, giải pháp quản lý và hỗ trợ để giúp các cơ sở đào tạo có những chương trình liên kết đào tạo phù hợp nhất, qua đó, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học, cơ sở giáo dục đại học cũng như lợi ích quốc gia.
Ngành Giáo dục - Đào tạo cần xúc tiến nhanh việc thành lập Trung tâm thông tin về công nhận văn bằng như các nước tiên tiến đã làm để cung cấp đầy đủ thông tin chính thống cho người học về các chương trình đào tạo liên kết quốc tế trước khi lựa chọn chương trình hay cơ sở đào tạo.
Về phía người học, theo bà Huỳnh Minh Quyên, Trưởng Phòng Tuyển sinh IEI, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trước khi tham gia học một chương trình liên kết nào đó cần nghiên cứu xem chương trình đó đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hay chưa? Không chỉ vậy, người học nên căn cứ vào bề dày lịch sử của các trường đại học nước ngoài để lựa chọn. Bên cạnh đó, nên chọn các chương trình đào tạo liên kết quốc tế mà cơ sở giáo dục đó có xếp hạng cao trong danh sách những trường uy tín trên thế giới, khu vực và tại nước sở tại của trường đó./.
Còn chương trình liên kết không đạt chất lượng
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học, nhiều trường đại học đã tìm đến các đối tác nước ngoài để xây dựng chương trình liên kết. Trong số đó, mọt số trường liên kết chỉ để mượn “mác” quốc tế nhằm thu lợi nhuận chứ không quan tâm đến chất lượng đào tạo.
|
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Về chất lượng, các chương trình đào tạo liên kết chính thống đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ mở ngành. Các trường đại học nước ngoài triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo riêng theo chuẩn quốc tế để giữ cam kết về giá trị của mỗi tấm bằng mà trường cấp cho sinh viên.
Ngoài ra, các trường đại học uy tín trong nước, để nâng cao vị thế của mình cũng lựa chọn trường đối tác nước ngoài có chất lượng giáo dục tốt. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại các trường đại học trong nước vì thị trường mà có thể hợp tác với các đối tác không nằm trong ưu tiên về mặt chất lượng của nhà nước.
Trên thế giới đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, đặc biệt là hình thức đào tạo trực tuyến (online education). Việt Nam cũng đã có các chương trình đào tạo trực tuyến quốc tế. Tuy nhiên, những chương trình này rất khó kiểm soát về chất lượng và tính nghiêm túc.
Thực tế đã có nhiều văn bằng do các trường đại học nước ngoài cấp không được công nhận giá trị sau khi cơ quan nhà nước thẩm định. Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), từ năm 2008 - 2016, hơn 14.490 hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp, trong đó khoảng 531 hồ sơ thiếu thông tin và 365 hồ sơ không được công nhận. Nguyên nhân khiến các hồ sơ không được công nhận chủ yếu là do các tổ chức kiểm định giả, trường đại học giả hoặc văn bằng, bảng điểm giả.
Theo ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay một số trường của Việt Nam hợp tác với các trường đại học tại Hoa Kỳ nhưng ở Hoa Kỳ có mấy ngàn trường đại học và không phải trường nào cũng tốt. Hiện vẫn nhiều người học có tâm lý không thích học nhiều nhưng lại muốn bằng cấp quốc tế nên chấp nhận theo học các chương trình liên kết không đạt chất lượng. Do vậy, rất cần sự quản lý của Nhà nước để loại bỏ những hình thức liên kết hợp tác chỉ để bán bằng.
Người học cần cẩn trọng
Việc ngày càng có nhiều chương trình đào tạo liên kết quốc tế là xu thế tất yếu của giáo dục đại học thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, để sàng lọc các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài không đạt chuẩn chất lượng giáo dục đòi hỏi cần nâng cao công tác quản lý; các cơ sở giáo dục nâng cao công tác kiểm định chất lượng, chương trình liên kết, người học cần cẩn trọng trong lựa chọn chương trình liên kết để theo học…
Theo các chuyên gia, có nhiều cách để đánh giá chất lượng một chương trình đào tạo nhưng trước hết cần chú trọng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Hoạt động này bao gồm kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học, kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế.
Mặt khác, ngành Giáo dục - Đào tạo cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, giải pháp quản lý và hỗ trợ để giúp các cơ sở đào tạo có những chương trình liên kết đào tạo phù hợp nhất, qua đó, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học, cơ sở giáo dục đại học cũng như lợi ích quốc gia.
Ngành Giáo dục - Đào tạo cần xúc tiến nhanh việc thành lập Trung tâm thông tin về công nhận văn bằng như các nước tiên tiến đã làm để cung cấp đầy đủ thông tin chính thống cho người học về các chương trình đào tạo liên kết quốc tế trước khi lựa chọn chương trình hay cơ sở đào tạo.
Về phía người học, theo bà Huỳnh Minh Quyên, Trưởng Phòng Tuyển sinh IEI, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trước khi tham gia học một chương trình liên kết nào đó cần nghiên cứu xem chương trình đó đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hay chưa? Không chỉ vậy, người học nên căn cứ vào bề dày lịch sử của các trường đại học nước ngoài để lựa chọn. Bên cạnh đó, nên chọn các chương trình đào tạo liên kết quốc tế mà cơ sở giáo dục đó có xếp hạng cao trong danh sách những trường uy tín trên thế giới, khu vực và tại nước sở tại của trường đó./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi