135 cá thể động vật hoang dã được thả về môi trường tự nhiên ở Quảng Bình

Ngày 9/5, Ban Quản lý vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thả 135 cá thể động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên ở các khu vực rừng của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

135 ca the dong vat hoang da duoc tha ve moi truong tu nhien o Quang Binh hinh anh 1Thả cá thể động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên ở các khu vực rừng của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Ảnh: TTXVN phát

Các cá thể động vật hoang dã được tiếp nhận gồm culi lớn, culi nhỏ, chim yểng, vẹt ngực đỏ, vẹt má vàng, cầy vòi hương, cầy vòi mốc, dúi, mèo rừng, rái cá vuốt bé, rùa bốn mắt, rùa sa nhân, rùa hộp trán vàng miền Bắc và hàng chục cá thể rắn các loại với tổng trọng lượng gần 39 kg. Phần lớn các loài đều thuộc nhóm IIB và Phụ lục I, Nghị định 64/2019/NĐ-CP năm 2019 của Chính phủ.

Sau khi được Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi tập tính, các cá thể động vật hoang dã đã bảo đảm sức khỏe, đủ điều kiện trở lại sinh sống trong môi trường tự nhiên và được các đơn vị liên quan tổ chức thả tại các địa điểm thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu Phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Các loại động vật hoang dã này sẽ được cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi nhằm đảm bảo quá trình hòa nhập với môi trường tự nhiên.

Đây là lần thứ hai Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội lựa chọn Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng làm địa điểm thả các loại động vật hoang dã sau cứu hộ. Việc làm này khẳng định năng lực cứu hộ cũng như nỗ lực của Ban Quản lý Vườn công tác quản lý, bảo vệ tính đa dạng sinh học tại khu vực Vườn.

135 ca the dong vat hoang da duoc tha ve moi truong tu nhien o Quang Binh hinh anh 2Thả cá thể động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên ở các khu vực rừng của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Ảnh: TTXVN phát

Việc tiếp nhận và thả các loại động vật hoang dã lần này cũng góp phần tăng cường sự phối hợp giữa Ban Quản lý vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội trong công tác bảo vệ động vật hoang dã, đồng thời đảm bảo sự đa dạng về sinh học tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Đức Thọ

Tin liên quan

Bảo tồn các loài hoang dã dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi điều kiện môi trường sống, gây ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của các loài. Việc xác định sự biến động của các khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp cho các loài hoang dã dễ bị tổn thương trong tương lai là vô cùng quan trọng.


Bảo tồn loài hoang dã: Những mối nguy lớn và nỗ lực phục hồi

Giá trị đa dạng sinh học cao của Việt Nam không chỉ được khẳng định bởi sự đa dạng về số lượng loài mà còn thể hiện ở số lượng các loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu chiếm tỷ lệ cao trong số các loài đã được ghi nhận. Tuy nhiên, các loài này luôn đứng trước nhiều thách thức cho sự tồn tại. Sự tuyệt chủng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu không có những giải pháp kịp thời và cần thiết để bảo vệ.


Giải pháp ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng

Ngày 28/9, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Tổ chức Động vật châu Á (AAF) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) phối hợp tổ chức tọa đàm trực tuyến chủ đề "Khi động vật hoang dã là thú cưng" nhằm ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng trái pháp luật. Tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Cùng lên tiếng bảo vệ các Hệ sinh thái vì Thiên nhiên và Con người” do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) điều phối thực hiện.


Chấm dứt tiêu thụ động vật hoang dã: Cần sự chung tay của cộng đồng

Việt Nam đã tham gia Công ước CITES - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp nhằm đảm bảo việc buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã không đe dọa đến sự sống còn của các loài trong tự nhiên. Công ước CITES gồm nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật. Tuy nhiên, vấn nạn khai thác, tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học, nhiều loài động vật hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc bên bờ của sự tuyệt chủng. Tại Việt Nam, thực tế đáng "báo động" là một số loài động vật doanh dã đã không còn tìm thấy hoặc rất hiếm.


Nỗ lực bảo tồn các loài động vật hoang dã tại vườn quốc gia

Cùng với việc quản lý tài nguyên rừng, hệ sinh thái đá vôi và các nguồn gien động vật, thực vật hoang dã, thời gian qua, các vườn quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã. Các vườn quốc gia đã phối hợp với các tổ chức cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để quản lý, giám sát và bảo vệ động vật hoang dã hiệu quả.


Giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ các đại dịch xuất phát từ động vật

Dù đến nay vẫn chưa thể xác định chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 xuất phát từ dơi hay tê tê, song có thể khẳng định một điều: đó là đại dịch khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng trên toàn cầu và đang làm đảo lộn cả thế giới đến từ động vật.


Bảo vệ động vật hoang dã (Bài 2)

Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh với nạn buôn bán và vận chuyển trái pháp luật động vật hoang dã.


Bảo vệ động vật hoang dã (Bài 1)

Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng về hệ sinh thái, loài và nguồn gen, đặc biệt là các loài động vật hoang dã quý, hiếm và đặc hữu. Tuy vậy, nguồn tài nguyên quý giá này hiện đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân trong đó nạn khai thác, săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép đang là một vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của toàn cầu, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng quần thể các loài động vật hoang dã, đẩy nhiều loài nguy cấp của Việt Nam đến bờ vực của sự tuyệt chủng. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 2 bài viết nhằm làm rõ hơn về các nỗ lực trong vấn đề bảo vệ động vật hoang dã.



Đề xuất