Trà Vinh xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Trà Vinh xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp
Thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Phước Hưng, huyện Trà Cú. Ảnh: Phúc Thanh
Thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Phước Hưng, huyện Trà Cú.
Ảnh: Phúc Thanh

Trà Vinh hiện có hơn 186.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 79% diện tích đất tự nhiên nhưng do thường xuyên bị thiếu nước, xâm nhập mặn vào mùa khô… nên năng suất, chất lượng lúa thấp. Để tăng hiệu quả sản xuất, ngành nông nghiệp Trà Vinh đã khuyến khích nông dân cơ cấu lại cây trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao ở Trà Vinh cho năng suất tăng gấp 10 lần. Ảnh: Thanh Hòa
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao ở Trà Vinh cho năng suất tăng gấp 10 lần. Ảnh: Thanh Hòa

Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, thời gian qua, tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp (ngô); khuyến khích phát triển tổ hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn… Nhờ vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt gần 31 triệu đồng/người/năm...

Diện mạo phum, sóc Khmer (Trà Vinh) đang từng ngày đổi thay. Ảnh: Phúc Thanh
Diện mạo phum, sóc Khmer (Trà Vinh) đang từng ngày đổi thay.
Ảnh: Phúc Thanh

Từ năm 2014 đến nay, Trà Vinh đã chuyển đổi được 18.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm và nuôi thủy sản. Phần lớn các diện tích chuyển đổi đều cho hiệu quả tăng từ 1,5 - 3 lần so với chuyên canh cây lúa trước đây. Ông Trần Văn Trôi ở xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang chia sẻ: Từ khi chuyển đổi 1,8 ha đất sang luân canh 1 vụ lúa 2 vụ màu, thu nhập của ông tăng lên đáng kể. Vụ dưa hấu Đông Xuân vừa qua, gia đình ông thu hoạch hơn 50 tấn, lợi nhuận đạt gần 200 triệu đồng. Kết thúc vụ dưa hấu, gia đình ông chuyển sang trồng bí đỏ, thu lợi gần 200 triệu đồng.

Đồng bào Khmer ở xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại cây chịu hạn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Phúc Thanh Ruộng lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản rộng 1 ha của gia đình ông Lê Văn Triều ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Thanh Hòa Mô hình trồng rau an toàn của gia đình anh Thạch Ngọc Nhờ ở khóm 1, phường 9, thành phố Trà Vinh đang được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nhân rộng. Ảnh: Thanh Hòa
Đồng bào Khmer ở xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại cây chịu hạn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Phúc Thanh
 
Đồng bào Khmer ở xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại cây chịu hạn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Phúc Thanh Ruộng lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản rộng 1 ha của gia đình ông Lê Văn Triều ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Thanh Hòa Mô hình trồng rau an toàn của gia đình anh Thạch Ngọc Nhờ ở khóm 1, phường 9, thành phố Trà Vinh đang được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nhân rộng. Ảnh: Thanh Hòa
Ruộng lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản rộng 1 ha của gia đình ông Lê Văn Triều ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Thanh Hòa
 
Đồng bào Khmer ở xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại cây chịu hạn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Phúc Thanh Ruộng lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản rộng 1 ha của gia đình ông Lê Văn Triều ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Thanh Hòa Mô hình trồng rau an toàn của gia đình anh Thạch Ngọc Nhờ ở khóm 1, phường 9, thành phố Trà Vinh đang được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nhân rộng. Ảnh: Thanh Hòa
Mô hình trồng rau an toàn của gia đình anh Thạch Ngọc Nhờ ở khóm 1, phường 9, thành phố Trà Vinh đang được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nhân rộng. Ảnh: Thanh Hòa
Trà Vinh hiện có 42/85 xã và huyện Tiểu Cần được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trà Vinh phấn đấu đến năm 2020 có 51% số xã và 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; Tiểu Cần đạt huyện nông thôn mới kiểu mẫu...
Thanh Hòa

Có thể bạn quan tâm