Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ. Qua đó từng bước gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tỉnh Điện Biên thực hiện với mục tiêu đưa sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ trở nên hiện đại, phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, tạo vùng nguyên liệu bền vững. Những kết quả của Đề án được thể hiện rõ hơn khi các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đang ngày càng khẳng định được chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã trở thành “thương hiệu” mỗi khi nhắc đến Điện Biên.
Ngày 20/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết 2,5 năm thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025.
Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng góp phần đảm bảo ổn định xã hội, những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tập trung đầu tư về khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để tạo bước đột phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ, toàn diện
Các huyện, thị ven biển phía Đông tỉnh Tiền Giang như Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo vốn thiên nhiên khắt nghiệt, thường xuyên bị ảnh hưởng hạn – mặn và thiên tai, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thực trạng độc canh cây lúa mỗi năm ba vụ đối mặt nhiều rủi ro, thách thức. Những năm hạn – mặn gay gắt và kéo dài, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp tại đây rất lớn.
Vịt là 1 trong 6 ngành hàng được tỉnh Đồng Tháp chọn lựa trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Năm 2022 tỉnh phát triển được hơn 6,9 triệu con, nuôi nhiều nhất là vịt cò lấy trứng, nuôi theo mô hình vịt chạy đồng và nuôi vịt rọ. Các huyện nuôi vịt nhiều nhất tỉnh là huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông và Thanh Bình. Mục tiêu đến cuối năm 2025 tỉnh Đồng Tháp có tổng đàn vịt đạt 8,77 triệu con; sản lượng thịt vịt xuất chuồng đạt 9.491 nghìn tấn; sản lượng trứng vịt hơn 390 triệu trứng.
Khoa học và công nghệ được coi là yêu tố then chốt tạo đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp. Thời gian qua, nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ được ứng dụng trong thực tế đã phát huy hiệu quả, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng không ít đề tài vẫn còn xa vời, chưa có sự gắn kết, đưa được vào cuộc sống.
Nhân kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sáng 18/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội nghị “Khoa học công nghệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Công nghệ, sản phẩm tiêu biểu”.
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp không chỉ quan tâm đến trồng cây gì, nuôi con gì… mà còn chú trọng thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Đồng Tháp đã có nhiều nỗ lực cũng như phát huy nhiều cách làm mới, sáng tạo, giúp cho người nông dân liên kết, xích lại gần với nhau hơn. Đồng Tháp từng bước xây dựng được niềm tin với khách hàng từ các nông sản có chất lượng, minh bạch trong sản xuất thông qua các mô hình “vườn tôi, nhà mình”.
Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012; đối thoại chính sách phát triển hợp tác xã, tuyên dương các điển hình tiên tiến năm 2020 và 2021.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn năm 2016 - 2021, tỉnh có hơn 21.700 ha đất sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác. Hầu hết diện tích đất sau khi chuyển đổi sản xuất đem lại nguồn thu nhập bình quân cho nông dân gấp từ 2 – 3 lần, với mức lợi nhuận từ 90 – 300 triệu đồng/ha/năm.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Yên Bái phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của địa phương và phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 3.530 tỷ đồng. Đây là một trong những mục tiêu chính của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025.
UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt chương trình khuyến nông giai đoạn 2021-2025 với kinh phí đầu tư 100 tỷ đồng góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho người nông dân, tạo động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Tỉnh Đồng Tháp có 6 mô hình nổi bật trong tái cơ cấu nông nghiệp từ năm 2017 cho đến nay như các mô hình tôm – lúa - sinh kế cho người dân vùng lũ; mô hình lúa – sen; mô hình “Cây xoài nhà tôi”; canh tác lúa lý tưởng tại HTX Mỹ Đông II; “Ruộng nhà mình”; “Cây cam vườn tôi” và du lịch cộng đồng.
Tỉnh Trà Vinh có dân số hơn 1 triệu người với khoảng 32% là đồng bào Khmer, phần lớn cư trú ở nông thôn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao đời sống đồng bào, Trà Vinh đã và đang đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp...
An Minh là huyện vùng sâu, nằm trong vùng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang, với tỷ lệ hộ nghèo 8,21%. Huyện An Minh đang triển khai nhiều giải pháp quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Tỉnh Đồng Tháp đang triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trong đó tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất trên cây lúa, rau màu, hoa kiểng, cây ăn trái nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân.
Ngày 21/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị đánh giá kết quả việc thực hiện Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai đề án đã mang lại hiệu quả và phù hợp với thực tế của tỉnh Phú Yên.
Ngày 10/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 và sơ kết 4 năm thực hiện tái cơ cấu ngành, 2 năm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Là tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh có tích tự nhiên hơn 2.215 km2, với địa hình thấp và phẳng, có hệ thống sông rạch phong phú nên đất đai luôn được phù sa bồi đắp. Được thiên nhiên ưu đãi nên đã tạo cho Trà Vinh một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng nước mặn, lợ và ngọt.
Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, tỉnh Ninh Bình đã và đang tích cực xây dựng nông thôn mới gắn với việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Từ đó, từng bước góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho nhân dân, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững.
Sáng 24/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nói chuyện chuyên đề "Phát triển hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới - Khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân" với 247 học viên là cán bộ Mặt trận 28 tỉnh phía Bắc, tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận khóa 4.
Chiều 12/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc tại tỉnh Đồng Tháp – một trong 3 tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười cùng với Long An và Tiền Giang.
Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống (14/11/1945-14/11/2015) và Đại hội thi đua yêu nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn lần thứ IV.