Bài 1: Thách thức lớn trong tái cơ cấu nông nghiệp
Tuy có nhiều lợi thế về nông nghiệp nhưng đầu tư phát triển chưa tương xứng với tiềm năng nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức.
Tiềm năng đa dạng
Xác định lợi thế về điều kiện đất đai, nhiều năm qua, Trà Vinh đã có sự tập trung đầu tư mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực trong suốt hơn 25 năm qua kể từ khi tỉnh được tái thành lập (9/1992). Từ một tỉnh trồng lúa chỉ 1 – 2 vụ trong năm, năng suất bấp bênh, Trà Vinh đã vươn lên địa phương có sản lượng lúa bình quân 1,2 triệu tấn/năm. Giá trị sản xuất trồng trọt mỗi năm của tỉnh đạt trên 16.570 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Trà Vinh còn có 17.000 ha vườn cây ăn trái được trồng tập trung các huyện ven sông Hậu, như: Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần và một phần của huyện Châu Thành.
Về chăn nuôi, nhờ khí hậu ôn hòa, ít bị ngập lũ, mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào, nguồn phụ phẩm nông nghiệp đa dạng, nên Trà Vinh được lợi thế để phát triển. Nhiều năm nay, chăn nuôi giữ vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh hiện đứng thứ ba trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với khoảng 550.000 con gia súc, chủ yếu là bò, heo và khoảng hơn 4 triệu con gia cầm.
Ở lĩnh vực thủy sản, tỉnh có thế mạnh cả về nuôi trồng, khai thác biển; trong đó, nuôi trồng thủy sản giữ vị trí quan trọng về mặt giá trị. Thủy sản của tỉnh là một ngành tổng hợp cả trong đất liền, ven biển và trên biển về các mặt khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ nghề cá. Thời gian qua, thủy sản đạt được sự tăng trưởng quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt gần 2,6%, chiếm 30% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp và chiếm 10,64% trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Tổng sản lượng thủy sản bình quân của tỉnh trong năm gần đây đạt trên 167.340 tấn; trong đó, nuôi trồng đạt gần 92.000 tấn, khai thác hơn 75.000 tấn. Ngành thủy sản còn tạo ra nhiều việc làm với khoảng 70.000 lao động địa phương, góp phần cải thiện mức sống và giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc khác.
Thách thức lớn
Tại Hội thảo chuyên đề “Nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp Trà Vinh” tổ chức vào đầu tháng 11, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền cho biết, ngành trồng trọt của tỉnh đang bộc lộ nhiều hạn chế hạn chế.
Cụ thể là, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu ổn định; năng suất, chất lượng nhiều loại sản phẩm còn thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh yếu, thị trường thiếu ổn định, dễ bị tổn thương do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình.
Trong 5 năm gần đây, ngành chăn nuôi của liên tục tuột dốc, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp giảm từ 15% năm 2011 xuống còn 12% năm 2015. Nguyên nhân chính là do hạn chế về thị trường tiêu thụ, tình hình dịch bệnh quản lý chưa chặt chẽ thường xuyên xảy ra, giá cả đầu ra bấp bênh làm cho người chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư phát triển đàn gia súc, gia cầm.
Điển hình trong năm 2017, giá lợn hơi, giá bò và cả giá thịt gia cầm đều giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến nghề chăn nuôi của tỉnh. Chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi của tỉnh không còn thu hút được các tổ chức, hộ cá thể đầu tư cho chăn nuôi. Tình trạng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hầu hết chỉ còn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo được sự phát triển bền vững.
Còn đối với thủy sản, tuy là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng sự tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Cho đến nay, nghề nuôi trồng lẫn khai thác chưa có bước đột phá về năng suất, chất lượng; chưa tạo được thương hiệu uy tín để cạnh tranh với thị trường. Nghề khai thác biển của tỉnh được hình thành lâu đời, nhưng chỉ dừng lại phương thức đánh bắt truyền thống, ven bờ, giá trị sản phẩm không cao.
Nuôi trồng thủy sản tuy có bước phát triển lớn nhưng chỉ theo cách tự phát chứ chưa đảm bảo về mặt môi trường. Nghề nuôi tôm, nuôi cá lóc, cá da trơn thường xảy ra dịch bệnh. Liên tục trong 2 năm 2015 và 2016, nghề nuôi cá lóc với diện tích hơn 200 ha của cả tỉnh phải điêu đứng vì tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, giá cả tuột thấp vì “bí đầu ra”. Hàng ngàn hộ nông dân nuôi cá bị thua lỗ nặng đi đến treo ao.
Riêng về nghề nuôi tôm, theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh thì trong 10 năm qua chưa thoát ra được tình trạng năm được mùa, năm mất. Đầu vụ nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh, thiếu nguồn con giống chất lượng, hệ thống thủy lợi phục vụ cũng như nguồn điện cho sản xuất,… nên không đảm bảo sự bền vững. Nguyên nhân chính do triển nghề nuôi tôm đi trước quy hoạch của ngành chuyên môn.
Theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, sản xuất nông nghiệp của địa phương đang tồn tại và rất nhiều khó khăn. Những hạn chế, yếu kém về công tác quy hoạch, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phương thức xuất nhỏ lẻ, manh mún... đang là một thách thức lớn đối với tỉnh trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Do đó, ngành nông nghiệp Trà Vinh phải thay đổi một cách căn cơ, hướng đến phương thức sản xuất khoa học hơn, hiện đại hơn để tạo đột phá mới.
Tuy có nhiều lợi thế về nông nghiệp nhưng đầu tư phát triển chưa tương xứng với tiềm năng nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức.
Nông dân huyện Tiểu Cần, Trà Vinh thu hoạch lúa đông xuân. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Tiềm năng đa dạng
Xác định lợi thế về điều kiện đất đai, nhiều năm qua, Trà Vinh đã có sự tập trung đầu tư mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực trong suốt hơn 25 năm qua kể từ khi tỉnh được tái thành lập (9/1992). Từ một tỉnh trồng lúa chỉ 1 – 2 vụ trong năm, năng suất bấp bênh, Trà Vinh đã vươn lên địa phương có sản lượng lúa bình quân 1,2 triệu tấn/năm. Giá trị sản xuất trồng trọt mỗi năm của tỉnh đạt trên 16.570 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Trà Vinh còn có 17.000 ha vườn cây ăn trái được trồng tập trung các huyện ven sông Hậu, như: Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần và một phần của huyện Châu Thành.
Về chăn nuôi, nhờ khí hậu ôn hòa, ít bị ngập lũ, mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào, nguồn phụ phẩm nông nghiệp đa dạng, nên Trà Vinh được lợi thế để phát triển. Nhiều năm nay, chăn nuôi giữ vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh hiện đứng thứ ba trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với khoảng 550.000 con gia súc, chủ yếu là bò, heo và khoảng hơn 4 triệu con gia cầm.
Ở lĩnh vực thủy sản, tỉnh có thế mạnh cả về nuôi trồng, khai thác biển; trong đó, nuôi trồng thủy sản giữ vị trí quan trọng về mặt giá trị. Thủy sản của tỉnh là một ngành tổng hợp cả trong đất liền, ven biển và trên biển về các mặt khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ nghề cá. Thời gian qua, thủy sản đạt được sự tăng trưởng quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt gần 2,6%, chiếm 30% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp và chiếm 10,64% trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Tổng sản lượng thủy sản bình quân của tỉnh trong năm gần đây đạt trên 167.340 tấn; trong đó, nuôi trồng đạt gần 92.000 tấn, khai thác hơn 75.000 tấn. Ngành thủy sản còn tạo ra nhiều việc làm với khoảng 70.000 lao động địa phương, góp phần cải thiện mức sống và giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc khác.
Thách thức lớn
Tại Hội thảo chuyên đề “Nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp Trà Vinh” tổ chức vào đầu tháng 11, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền cho biết, ngành trồng trọt của tỉnh đang bộc lộ nhiều hạn chế hạn chế.
Cụ thể là, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu ổn định; năng suất, chất lượng nhiều loại sản phẩm còn thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh yếu, thị trường thiếu ổn định, dễ bị tổn thương do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình.
Trong 5 năm gần đây, ngành chăn nuôi của liên tục tuột dốc, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp giảm từ 15% năm 2011 xuống còn 12% năm 2015. Nguyên nhân chính là do hạn chế về thị trường tiêu thụ, tình hình dịch bệnh quản lý chưa chặt chẽ thường xuyên xảy ra, giá cả đầu ra bấp bênh làm cho người chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư phát triển đàn gia súc, gia cầm.
Điển hình trong năm 2017, giá lợn hơi, giá bò và cả giá thịt gia cầm đều giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến nghề chăn nuôi của tỉnh. Chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi của tỉnh không còn thu hút được các tổ chức, hộ cá thể đầu tư cho chăn nuôi. Tình trạng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hầu hết chỉ còn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo được sự phát triển bền vững.
Còn đối với thủy sản, tuy là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng sự tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Cho đến nay, nghề nuôi trồng lẫn khai thác chưa có bước đột phá về năng suất, chất lượng; chưa tạo được thương hiệu uy tín để cạnh tranh với thị trường. Nghề khai thác biển của tỉnh được hình thành lâu đời, nhưng chỉ dừng lại phương thức đánh bắt truyền thống, ven bờ, giá trị sản phẩm không cao.
Nuôi trồng thủy sản tuy có bước phát triển lớn nhưng chỉ theo cách tự phát chứ chưa đảm bảo về mặt môi trường. Nghề nuôi tôm, nuôi cá lóc, cá da trơn thường xảy ra dịch bệnh. Liên tục trong 2 năm 2015 và 2016, nghề nuôi cá lóc với diện tích hơn 200 ha của cả tỉnh phải điêu đứng vì tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, giá cả tuột thấp vì “bí đầu ra”. Hàng ngàn hộ nông dân nuôi cá bị thua lỗ nặng đi đến treo ao.
Riêng về nghề nuôi tôm, theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh thì trong 10 năm qua chưa thoát ra được tình trạng năm được mùa, năm mất. Đầu vụ nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh, thiếu nguồn con giống chất lượng, hệ thống thủy lợi phục vụ cũng như nguồn điện cho sản xuất,… nên không đảm bảo sự bền vững. Nguyên nhân chính do triển nghề nuôi tôm đi trước quy hoạch của ngành chuyên môn.
Theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, sản xuất nông nghiệp của địa phương đang tồn tại và rất nhiều khó khăn. Những hạn chế, yếu kém về công tác quy hoạch, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phương thức xuất nhỏ lẻ, manh mún... đang là một thách thức lớn đối với tỉnh trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Do đó, ngành nông nghiệp Trà Vinh phải thay đổi một cách căn cơ, hướng đến phương thức sản xuất khoa học hơn, hiện đại hơn để tạo đột phá mới.
Phúc Sơn