Vĩnh Long đẩy mạnh giảm nghèo ở các xã có đông đồng bào Khmer

Ông Kim Mực, xã Đông Bình (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) chăm sóc bò từ nguồn vốn vay của địa phương. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN
Ông Kim Mực, xã Đông Bình (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) chăm sóc bò từ nguồn vốn vay của địa phương. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Tập trung giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; giảm nghèo ở các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tăng dần khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, đó là mục tiêu của tỉnh Vĩnh Long trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn.

Vĩnh Long đẩy mạnh giảm nghèo ở các xã có đông đồng bào Khmer ảnh 1 Ông Kim Mực, xã Đông Bình (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) chăm sóc bò từ nguồn vốn vay của địa phương. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Theo đó, trong giai đoạn này, Vĩnh Long phấn đấu 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi. Đồng thời, tỉnh đặt mục tiêu 100% người thuộc hộ nghèo tham gia bảo hiểm y tế; vận động 100% người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; 90% trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi; tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 50%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 20%...

Cũng trong giai đoạn này, tỉnh phấn đấu hỗ trợ tối thiểu 2.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu trước tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững; 80% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 80% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Tỉnh phấn đấu duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 0,41%/năm, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 2%/năm. Bên cạnh đó, tỉnh hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 5 mô hình, dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp,… nhằm tạo sinh kế, việc làm, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trong 5 năm là 209,6 tỷ đồng; trong đó vốn từ ngân sách Trung ương hơn 196 tỷ đồng, ngân sách địa phương 9,3 tỷ đồng, số tiền còn lại được huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Để thực hiện mục tiêu của chương trình, Vĩnh Long tập trung hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp… nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, tỉnh hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập thấp; gắn hỗ trợ đào tạo nghề với hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo điều kiện tăng thu nhập, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo, tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững.

Mặt khác, tỉnh tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.

Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2026, tại thời điểm đầu năm 2022, toàn tỉnh Vĩnh Long có 5.875 hộ nghèo, chiếm 1,97% và 10.874 hộ cận nghèo, chiếm 3,62%.

Phạm Minh Tuấn

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm