Theo đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy Tuyên Quang, đến nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quyết định kết thúc hoạt động của các Đảng đoàn, Ban cán sự đảng cấp tỉnh và Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; đồng thời thành lập các Đảng bộ UBND tỉnh, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Tuyên Quang trực thuộc Tỉnh ủy…
Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” của Chính phủ, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Nam đã triển khai đồng bộ giải pháp và đạt được kết quả tích cực.
Đến với xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang những ngày cuối năm, không khí của làng nghề bánh tráng đang vô cùng nhộn nhịp, người dân tất bật vào vụ Tết. Đây là một trong những làng nghề đã tồn tại lâu đời, nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua tại tỉnh Cà Mau, việc nhận thức, quán triệt, triển khai các quyết sách của Ðảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, trong đó có công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được thực hiện với quyết tâm chính trị cao độ, đúng quy định, sát thực tiễn và mang lại kết quả thực chất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều “nút thắt”, đây là lực cản khiến việc thu hẹp khoảng cách phát triển so với mặt bằng chung của cả nước vẫn còn gặp khó khăn.
Lào Cai có lực lượng lao động dồi dào với khoảng 487.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 61,6% dân số. Các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đạt mục tiêu giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025.
Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã kết nối và tạo nhiều việc làm cho những lao động khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, địa phương vẫn phải đối mặt với thách thức do sự chênh lệch trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực và nhu cầu việc làm ngày càng tăng cao. Trước tình hình đó, tỉnh đã không ngừng nỗ lực triển khai các chương trình nhằm tạo việc làm, giúp người lao động khó khăn ổn định cuộc sống.
Là tỉnh nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, cũng là nơi đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, giải quyết việc làm và giảm nghèo luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Thời gian qua, Hà Giang đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống của bà con dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Chiều 28/10, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Phong Thổ tổ chức Phiên giao dịch việc làm dành cho người lao động trên địa bàn xã Dào San. Phiên giao dịch nhằm giúp cho người lao động và học sinh có cơ hội gặp gỡ trực tiếp trao đổi thông tin, được các công ty, doanh nghiệp tư vấn để lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp, tăng thu nhập. Đồng thời giúp các công ty, doanh nghiệp tìm được nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ mới.
Đắk Lắk là địa phương có lực lượng lao động dồi dào. Thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được tỉnh Đắk Lắk quan tâm thực hiện và đạt kết quả đáng kể. Đây là cơ hội giúp người lao động tăng thu nhập, thoát nghèo, làm giàu bền vững, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
Sáng 14/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024 chủ đề “Kết nối việc làm - Định hướng nghề nghiệp - Vững bước tương lai”.
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có ba huyện giáp biên giới Campuchia gồm: Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đốp, với đường biên dài hơn 260km. Dân số của tỉnh hơn 1 triệu người, trong đó khoảng 20% là người dân tộc thiểu số sống đan xen tại 111 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Với đặc thù đó, những năm qua, Bình Phước luôn đề cao, chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh thông tin, năm 2023, tỉnh tạo việc làm tăng thêm cho trên 23.400 lao động, tăng 1,8 lần so với năm 2022, dần đáp ứng nhu cầu lao động tại các Khu công nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, các ngành nghề trong tỉnh. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ước đạt 1.207 người, tăng khoảng 3 lần so với kế hoạch năm.
Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Trà Vinh, thực hiện vận động Tháng cao điểm năm 2023, đến cuối tháng 11, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh đã tiếp nhận sự đóng góp của hơn 130 tổ chức, tập thể và cá nhân trong tỉnh với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng.
Dự án an sinh 'Vietfood International - Mở cửa tương lai' được triển khai từ nay đến năm 2026 phấn đấu đạt 6 triệu gói an sinh cho 6 triệu hộ gia đình thu nhập thấp, tạo việc làm cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn.
An Giang hiện có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống đạt tiêu chí “Làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh An Giang” với 3.706 hộ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho trên 12.200 lao động. Gắn bó với làng nghề, trên 10.200 lao động thường xuyên có thu nhập từ 1,5 triệu đồng đến 8 triệu đồng/người/tháng.
Tỉnh Đắk Lắk có hơn 1,9 triệu người, trong đó lực lượng trong độ tuổi lao động gần 1,2 triệu người (chiếm 58,4% dân số). Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cấp, ngành quan tâm, tác động tích cực đến đời sống của người dân tại địa phương.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo nghề cho 28.000 người, giải quyết việc làm cho 40.100 người và đưa 600 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 150% so với kế hoạch.
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Quang Thuân cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID -19, năm 2021, tỉnh có nhiều lao động từ các tỉnh, thành phố phía Nam trở về địa phương. Do đó, chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2022 tăng. Bằng nhiều giải pháp, tỉnh Đắk Lắk đã vượt chỉ tiêu về tạo việc làm và xuất khẩu lao động.
Lào Cai có 10 xã nghèo nhất tỉnh còn được gọi là vùng "lõi" nghèo. Những năm qua, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững. Trong đó, khảo sát, nắm bắt nhu cầu lao động, việc làm, học nghề của người dân trong độ tuổi lao động; tư vấn, giới thiệu, đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng đang là một trong những giải pháp thiết thực của Lào Cai nhằm nâng cao thu nhập và xóa nghèo ở vùng “lõi” nghèo.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Những năm gần đây, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã đẩy mạnh công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, đặc biệt là phụ nữ nông thôn. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhằm cải thiện đời sống kinh tế, từ đó nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững.
Từ đầu tháng 10 đến nay, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hàng chục ngàn người Cà Mau sinh sống, làm việc tại các tỉnh, thành khác trở về địa phương. Trong số này nhiều lao động không có việc làm nhiều tháng qua. Do đó, bài toán việc làm cho nhóm đối tượng này đặt ra cấp bách. Đây còn là việc tạo động lực phát triển khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Trước thực trạng người dân trên địa bàn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉnh Gia Lai đã đưa ra nhiều phương án hữu ích giúp bà con yên tâm cách ly tại nhà, đồng thời, lên kế hoạch triển khai các hướng giải quyết việc làm cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số đã hoàn thành thời gian cách ly.
Quyết định 1486/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định ngày 4/10 trở thành Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam và được tổ chức thống nhất trong toàn quốc với mục đích biểu dương và tôn vinh người lao động có kỹ năng nghề cao, kỹ năng nghề xuất sắc, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của người lao động có kỹ năng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện suốt đời để nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam...
Đại dịch COVID-19 đã làm ngưng trệ sản xuất, doanh nghiệp thiếu việc làm, một bộ phận lao động phải nghỉ việc, một bộ phận làm việc bán thời gian… Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần có giải pháp sắp xếp lại lực lượng lao động phù hợp với khối lượng sản xuất và những thay đổi trong điều kiện bình thường mới.
Công tác hỗ trợ việc làm cho người lao động khuyết tật trong thời gian gần đây đang được các cơ quan chức năng quan tâm, chú trọng. Ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia công tác giáo dục, tạo việc làm cho người khuyết tật.
Ngày 8/11, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh tổ chức ngày hội tuyển sinh học nghề và việc làm cho học sinh, sinh viên và người lao động năm 2020. Ngày hội thu hút hơn 1.000 học sinh các trường Trung học phổ thông ở 5 huyện, thành phố trong tỉnh và các trường cao đẳng, cùng nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tham dự.
Ngày 7/11, tại tỉnh An Giang, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn An Giang tổ chức Ngày hội khởi nghiệp và việc làm cho thanh niên nông thôn năm 2020 với nhiều hoạt động nhằm giúp đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh hiểu rõ hơn về khởi nghiệp, định hướng tương lai việc làm, tiếp cận cơ hội việc làm từ các đơn vị doanh nghiệp, nhà tuyển dụng ngay tại Ngày hội.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (Yes Center) Nguyễn Văn Sang, bình quân cứ 100 người đến tìm việc, có hơn 10 người lao động tìm được việc làm khi tham gia sàn giao dịch việc làm tại đây. “Con số này sẽ cao hơn nhiều nếu như người tìm việc không quá khó tính, kén chọn loại hình công việc, lĩnh vực ngành nghề, thời gian làm việc, nơi làm việc, mức lương cùng các phụ cấp khác…”, ông Sang khẳng định.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 172.561 lượt người và tạo ra 78.651 chỗ việc làm mới/135.000 chỗ việc làm theo kế hoạch năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số lao động được giải quyết việc làm giảm 16.789 lượt người so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ giải quyết việc làm giảm 5,6%; số chỗ việc làm mới giảm 5.826 chỗ, tỷ lệ tạo việc làm mới giảm 6,72%.