Rời thành phố Cairns ở miền Bắc Australia, nhiệm vụ trọng tâm của các nhà khoa học trên tàu Investigator, thuộc Viện nghiên cứu Biển và Nam cực (IMAS), là thu thập dữ liệu và các mẫu vật dưới đáy biển để xác định thời điểm hình thành các ngọn núi lửa lớn này và tìm hiểu xem liệu các núi lửa này còn hoạt động hay không. Ngoài ra, một nhóm nhà khoa học khác sẽ tiến hành nghiên cứu đời sống của các loài chim biển phong phú tại vùng biển rộng lớn này.
Người đứng đầu sứ mệnh của tàu Investigator trong chuyến đi lần này, Phó Giáo sư Joanne Whitaker tại IMAS, cho biết các điểm nóng núi lửa dưới đáy biển đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực Biển San Hô nằm giữa Australia, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và New Caledonia. Tuy nhiên, giới khoa học hiện vẫn chưa hiểu rõ thời gian, phạm vi và lịch sử hình thành của những điểm nóng núi lửa mà được cho là đã đưa các vật liệu núi lửa lên bề mặt, định hình nên mảng kiến tạo địa tầng Australia. Dữ liệu được thu thập cũng sẽ giúp các nhà khoa học củng cố các giả thuyết về độ tuổi và sự phát triển của đáy biển, phạm vi của lớp vỏ lục địa, và các dãy núi ngầm dài và song song dưới biển được hình thành khi Australia dịch chuyển về phía Bắc bên trên các điểm nóng núi lửa này.
Theo Phó Giáo sư Whittaker, việc thăm dò và vén màn bí ẩn của đáy biển cũng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về môi trường sống của các loài sinh vật tại khu vực cũng là nơi tọa lạc của Công viên Hải dương Biển San Hô của Australia. Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu về các loài chim biển mà các nhà khoa học quan sát trong chuyến thám hiểm này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các kế hoạch quản lý môi trường biển ở Australia trong tương lai.
Dự kiến, tàu nghiên cứu Investigator sẽ trở về thành phố Brisbane vào ngày 3/9.
Người đứng đầu sứ mệnh của tàu Investigator trong chuyến đi lần này, Phó Giáo sư Joanne Whitaker tại IMAS, cho biết các điểm nóng núi lửa dưới đáy biển đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực Biển San Hô nằm giữa Australia, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và New Caledonia. Tuy nhiên, giới khoa học hiện vẫn chưa hiểu rõ thời gian, phạm vi và lịch sử hình thành của những điểm nóng núi lửa mà được cho là đã đưa các vật liệu núi lửa lên bề mặt, định hình nên mảng kiến tạo địa tầng Australia. Dữ liệu được thu thập cũng sẽ giúp các nhà khoa học củng cố các giả thuyết về độ tuổi và sự phát triển của đáy biển, phạm vi của lớp vỏ lục địa, và các dãy núi ngầm dài và song song dưới biển được hình thành khi Australia dịch chuyển về phía Bắc bên trên các điểm nóng núi lửa này.
Theo Phó Giáo sư Whittaker, việc thăm dò và vén màn bí ẩn của đáy biển cũng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về môi trường sống của các loài sinh vật tại khu vực cũng là nơi tọa lạc của Công viên Hải dương Biển San Hô của Australia. Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu về các loài chim biển mà các nhà khoa học quan sát trong chuyến thám hiểm này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các kế hoạch quản lý môi trường biển ở Australia trong tương lai.
Dự kiến, tàu nghiên cứu Investigator sẽ trở về thành phố Brisbane vào ngày 3/9.
Thùy An
TTXVN