Tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo Binh đoàn 16, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo tỉnh Long An cùng đông đảo cán bộ, nhân dân địa phương.
Lễ kỷ niệm nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, nguyện cầu cho anh linh người nằm xuống được yên nghỉ; đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ ghi nhớ sự hy sinh của các bậc tiền bối trong lịch sử, cố gắng phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
70 năm trước, sau thời gian chiến đấu chống thực dân Pháp ở các chiến trường, Liên quân C rút về Khu Đông Thành để chỉnh huấn và cùng địa phương tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động nhằm biểu dương lực lượng với các hoạt động văn nghệ, thể thao, trưng bày chiến tích, chiến lợi phẩm.
Ngày 1/5/1948 (23/3 âm lịch), buổi lễ diễn ra tại ấp Quéo Ba, xã Mỹ Quý, Khu Đông Thành, trực thuộc Khu 7 (nay thuộc xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ) với sự tham dự của các Liên quân A, B, C, đại biểu từ Campuchia, đại biểu Biệt động quyết tử Sài Gòn – Chợ Lớn cùng hàng trăm người dân trong vùng và tỉnh Tây Ninh, tỉnh Svay Riêng (Campuchia).
Khoảng 16 giờ ngày 1/5/1948, khi các đại biểu và người dân đang xem trận đấu bóng đá giữa Chi đội 12 và Chi đội Hải ngoại thì một nhóm 6 chiếc máy bay của thực dân Pháp ném bom thẳng xuống khu vực sân vận động Quéo Ba. Loạt bom đầu tiên khiến hai đồng chí Lâm Hữu Vị và Trịnh Minh Duyên hy sinh.
Tiếp đó, những loạt bom thi nhau dội xuống sân vận động và các khu vực xung quanh khiến hơn 300 chiến sĩ, đồng bào hy sinh.
Suốt đêm đó, chiến sĩ cùng nhân dân địa phương soi đèn cứu chữa những người bị thương, tìm kiếm, chôn cất những người tử vong... Năm 1991, chính quyền huyện Đức Huệ đầu tư xây dựng ngôi mộ tập thể để tưởng nhớ người đã mất.
Dịp này, huyện Đức Huệ cũng khánh thành nhà bia tưởng niệm vụ thảm sát Quéo Ba. Nhà bia được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng, trong đó cán bộ, chiến sĩ thuộc Binh đoàn 16 Bộ Quốc phòng đóng góp 500 triệu đồng.
Đây là công trình nhằm tưởng nhớ những người đã hy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến thắp hương tri ân.../.
Các đại biểu cắt băng khánh thành nhà bia tưởng niệm vụ thảm sát tại sân vận động Quéo Ba. Ảnh: Trường Giang - TTXVN |
70 năm trước, sau thời gian chiến đấu chống thực dân Pháp ở các chiến trường, Liên quân C rút về Khu Đông Thành để chỉnh huấn và cùng địa phương tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động nhằm biểu dương lực lượng với các hoạt động văn nghệ, thể thao, trưng bày chiến tích, chiến lợi phẩm.
Ngày 1/5/1948 (23/3 âm lịch), buổi lễ diễn ra tại ấp Quéo Ba, xã Mỹ Quý, Khu Đông Thành, trực thuộc Khu 7 (nay thuộc xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ) với sự tham dự của các Liên quân A, B, C, đại biểu từ Campuchia, đại biểu Biệt động quyết tử Sài Gòn – Chợ Lớn cùng hàng trăm người dân trong vùng và tỉnh Tây Ninh, tỉnh Svay Riêng (Campuchia).
Lãnh đạo Binh đoàn 16, Bộ Quốc phòng trao Quyết định tặng nhà bia tưởng niệm vụ thảm sát tại sân vận động Quéo Ba cho UBND huyện Đức Huệ. Ảnh: Trường Giang – TTXVN |
Khoảng 16 giờ ngày 1/5/1948, khi các đại biểu và người dân đang xem trận đấu bóng đá giữa Chi đội 12 và Chi đội Hải ngoại thì một nhóm 6 chiếc máy bay của thực dân Pháp ném bom thẳng xuống khu vực sân vận động Quéo Ba. Loạt bom đầu tiên khiến hai đồng chí Lâm Hữu Vị và Trịnh Minh Duyên hy sinh.
Tiếp đó, những loạt bom thi nhau dội xuống sân vận động và các khu vực xung quanh khiến hơn 300 chiến sĩ, đồng bào hy sinh.
Suốt đêm đó, chiến sĩ cùng nhân dân địa phương soi đèn cứu chữa những người bị thương, tìm kiếm, chôn cất những người tử vong... Năm 1991, chính quyền huyện Đức Huệ đầu tư xây dựng ngôi mộ tập thể để tưởng nhớ người đã mất.
Dịp này, huyện Đức Huệ cũng khánh thành nhà bia tưởng niệm vụ thảm sát Quéo Ba. Nhà bia được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng, trong đó cán bộ, chiến sĩ thuộc Binh đoàn 16 Bộ Quốc phòng đóng góp 500 triệu đồng.
Đây là công trình nhằm tưởng nhớ những người đã hy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến thắp hương tri ân.../.
Bùi Giang