Dưới mái nhà chung (Bài 3)

Dưới mái nhà chung (Bài 3)

Giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên của vùng sâu trong đất liền rộng lớn đang từng bước được khai thác bền vững để xây dựng môi trường du lịch đảm bảo tính sinh thái, nhân văn và chia sẻ lợi ích với cộng đồng.

Dưới mái nhà chung (Bài 2)

Dưới mái nhà chung (Bài 2)

Với sự chủ động vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào được gìn giữ, phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ.

Dưới mái nhà chung (Bài 1)

Dưới mái nhà chung (Bài 1)

Dưới mái nhà chung là dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc thiểu số gồm Bru-Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Gié - Triêng và các dân tộc anh em khác ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng còn giữ nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo và phong phú.

Thôn A Liêng - Điểm sáng trong giảm nghèo bền vững dưới chân dãy Trường Sơn

Thôn A Liêng - Điểm sáng trong giảm nghèo bền vững dưới chân dãy Trường Sơn

Nằm dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, thôn A Liêng xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam rộng hơn 4.474 ha, với 249 hộ, gần 1.000 nhân khẩu, là nơi đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Ve, Giẻ triêng, Khơ mú, Kinh đoàn kết chung sống và trở thành điểm sáng trong giảm nghèo bền vững ở địa phương này.

Tín ngưỡng thờ Mẹ lúa của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn

Tín ngưỡng thờ Mẹ lúa của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn

Từ xa xưa, đời sống của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn đã gắn bó mật thiết với cây lúa. Trong quan niệm của họ, lúa là cây lương thực chính và người làm ra hạt lúa là người mẹ, là vị thần mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, tín ngưỡng thờ mẹ lúa luôn được đồng bào đặc biệt coi trọng.
Vụ lúa mới đồng bào người Rục dưới chân núi Trường Sơn

Vụ lúa mới đồng bào người Rục dưới chân núi Trường Sơn

Vụ Hè Thu 2021, đồng bào người Rục ở xã biên giới Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình được mùa lúa với năng suất đạt 5 tấn/hecta. Từ thành quả này, bà con dân bản và cán bộ chiến sỹ Biên phòng nơi miền biên giới Quảng Bình phấn khởi, vui mừng bước vào vụ lúa mới.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hương Nguyên (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) giới thiệu về lịch sử quá trình xây dựng cột mốc quốc giới 670. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Lính biên phòng bảo vệ vững chắc vùng biên (Bài 1)

Các tỉnh, thành phố Trung Trung bộ gồm Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng có chung đường biên giới đất liền trải dài hàng trăm km với nước bạn Lào nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ và đường bờ biển dài thăm thẳm với những hòn đảo tiền tiêu giữa trùng khơi mênh mông ở Biển Đông. Ở nơi đó luôn có những người lính biên phòng đang ngày đêm canh gác sự bình yên cho Tổ quốc trên hai tuyến biên giới, góp phần vào sự vươn mình, đổi thay nơi vùng biên cương và vùng biển rộng lớn của đất nước.
Trung thu yêu thương giữa đại ngàn Trường Sơn

Trung thu yêu thương giữa đại ngàn Trường Sơn

Với mong muốn mang một cái Tết Trung thu thật đầm ấm, trọn vẹn niềm vui đến với trẻ em vùng biên giới, hải đảo, những ngày này, các tổ chức, cá nhân thiện nguyện đã cùng chung tay, góp sức với các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều chương trình vui Tết Trung thu ý nghĩa và thiết thực cho các em nhỏ nơi biên giới của Tổ quốc.
 Nhà báo Nguyễn Văn Khánh (phải), nguyên phóng viên khóa GP10 của Việt Nam Thông tấn xã tăng cường cho Thông tấn xã Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Mãi tự hào là phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng ( Bài 3)

Thông tấn xã Giải phóng ( nay là Thông tấn xã Việt Nam) ra đời cách đây gần 60 năm (1960-2020). Trong hơn 15 năm thực hiện nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền trên chiến trường miền Nam, rất nhiều phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng đã cống hiến, thậm chí đã ngã xuống trên chiến trường. Với nhiều người, thời gian sống và làm việc tại Thông tấn xã Giải phóng đã để lại rất nhiều kỷ niệm sâu sắc.
Ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam (Bài cuối)

Ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam (Bài cuối)

Năm 2020 là một năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động nhằm phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước.
Khởi động Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2020

Khởi động Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2020

Chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), sáng 29/4, tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi động Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2020, với chủ đề: Cảm ơn Tổ quốc. Tham dự buổi lễ có Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, lãnh đạo và đại diện các cơ quan, ban, ngành tỉnh Quảng Trị.
Độc đáo mặt nạ gỗ

Độc đáo mặt nạ gỗ

Các dân tộc vùng Tây Nguyên - Trường Sơn và vùng Tây Bắc đến nay vẫn còn bảo lưu kho tàng nghệ thuật tạo hình hết sức đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm điêu khắc gỗ.
Độc đáo ẩm thực núi rừng Trường Sơn

Độc đáo ẩm thực núi rừng Trường Sơn

Bữa cơm thường ngày của đồng bào trên dãy núi Trường Sơn cũng giản dị như tính cách của con người nơi đây. Nhưng khi có lễ hội, đám cưới… thì từ những nguyên liệu thiên nhiên ban tặng, bà con làm ra những món ăn, thức uống độc đáo, đặc trưng riêng.
Thưởng thức món thịt sóc xông khói của người Cơ Tu

Thưởng thức món thịt sóc xông khói của người Cơ Tu

Người Cơ Tu sống dọc theo dãy Trường Sơn xưa kia có tập quán sống du canh, du cư. Thức ăn chính của họ là vào rừng để săn, bắn, hái, lượm… Khi bẫy bắt được nhiều chuột rừng, sóc rừng họ dự trữ bằng cách xông khói trên giàn bếp để ăn dần.
Những điều ít biết về gốm của đồng bào Trường Sơn-Tây Nguyên

Những điều ít biết về gốm của đồng bào Trường Sơn-Tây Nguyên

Các dân tộc vùng Trường Sơn-Tây Nguyên từ thời xưa đã có nhu cầu sử dụng đồ gốm sứ. Bên cạnh việc mua, dùng tài sản để đổi các loại ché sứ được làm ra từ các lò gốm ở đồng bằng, đồng bào miền núi còn biết sản xuất những loại đồ gốm thô bằng đất nung. Đến nay, ở nhiều vùng, nghề làm gốm vẫn còn tồn tại, tiêu biểu là vùng núi Trường Sơn có người Cơ Tu; Bắc Tây Nguyên có nghề gốm của đồng bào Giẻ Triêng, Bahnar; Nam Tây Nguyên có nghề làm gốm của người M'Nông Rlăm...
Vòng đồng - trang sức không thể thiếu của người M’nông

Vòng đồng - trang sức không thể thiếu của người M’nông

Cùng với y phục thì trang sức là một phần không thể thiếu trong tập quán của người M’nông. Ngoài chức năng làm đẹp, trang sức còn được xem như là một thông điệp giải mã về quá trình phát triển văn hóa của đồng bào M’nông, đặc biệt là vòng đồng.
Tóc mây sơn nữ

Tóc mây sơn nữ

Từ lâu, các cô gái ở núi rừng Trường Sơn - Tây Nguyên đã biết khai thác kho mỹ phẩm có sẵn trong thiên nhiên, rừng núi để làm đẹp. Những sắc hương tự nhiên quyến rũ trên làn da, mái tóc, làn môi của các cô gái đã làm say đắm biết bao chàng trai trong mùa lễ hội buôn làng.
Nhớ những ngày " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước"

Nhớ những ngày " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước"

Cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 hàng năm, người cựu binh Trường Sơn năm xưa lại nhớ về ký ức hào hùng của những ngày xẻ dọc núi rừng, đưa nhân tài, vật lực vào miền Nam chiến đấu cho đến ngày đất nước trọn niềm vui. Ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1935), hiện sống tại phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 470 (Binh đoàn 12) là một trong những người lính Trường Sơn có nhiều năm tham gia chiến đấu, mở đường, vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn không khỏi xúc động khi nhớ về những ngày băng rừng khoét núi, chi viện cho miền Nam ruột thịt.
Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu ở Tây Giang

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu ở Tây Giang

Trang phục là một trong những hình thức thể hiện rõ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Cơ tu, sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Trước nguy cơ mai một của nghề dệt, Câu lạc bộ dệt thổ cẩm thôn Agríh, xã Axan, huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã được thành lập, vừa góp phần tạo sinh kế cho phụ nữ vùng cao vừa bảo tồn nét văn hóa riêng của người Cơ tu.
 Čing K’nah – chiêng của người Ê đê

Čing K’nah – chiêng của người Ê đê

Cồng chiêng có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ ở sự đa dạng độc đáo trong kỹ thuật diễn tấu mà còn là biểu tượng cho đời sống các tộc người; là nhân tố gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cộng đồng. Nổi bật và độc đáo nhất trong các nhạc cụ truyền thống của người Ê đê là các bộ chiêng. Hầu hết các nhánh Ê đê đều gọi bộ chiêng của mình là Čing K’nah.
Người Tà Ôi

Người Tà Ôi

Người Tà Ôi cư trú trên một dải từ Tây Quảng Trị (huyện Hương Hoá) đến tây Thừa Thiên Huế (Huyện A Lưới và Hương Trà). Họ ở quần tụ thành từng làng; nhà sàn dài, trước kia dài có khi hàng trăm mét, gồm nhiều cặp vợ chồng cùng các con (gọi là "bếp").
Người Bru-Vân Kiều

Người Bru-Vân Kiều

Người Bru-Vân Kiều sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thuộc miền tây các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình. Mỗi làng là một điểm cư trú quần tụ. Mỗi gia đình có nhà riêng, ở nhà sàn, bếp lửa bố trí ngay trên sàn nhà, kiêng nằm ngang sàn.
Nón lá dừa trong đời sống người Co

Nón lá dừa trong đời sống người Co

Đối với đồng bào dân tộc Co, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), chiếc nón lá dừa không chỉ sử dụng như phương tiện che, đội đầu rất hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày, những dịp đi xa nhằm đáp ứng trước các hiện tượng mưa, nắng của thiên nhiên, giúp họ trong lao động sản xuất, mà chiếc nón lá dừa còn là nét đặc trưng văn hóa của người Co nơi đây.
Người Xê Đăng vui tết máng nước

Người Xê Đăng vui tết máng nước

Sinh sống giữa không gian bao la đại ngàn, tộc người Xê Đăng huyện vùng cao Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) luôn coi trọng và xem nguồn nước là mạch nguồn sự sống của cộng đồng. Hàng năm, đồng bào nơi đây đều tổ chức tết máng nước, nhằm giữ nguồn nước trong lành để dân làng nấu nướng, sinh hoạt; qua đó gắn kết tình cảm bà con, anh em với nhau…
Làm giàu trên đỉnh Trường Sơn

Làm giàu trên đỉnh Trường Sơn

Nơi vùng đại ngàn thuộc bản Trường Sơn, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có một trang trại rộng hơn 20 ha, với đủ các loại cây trồng vật nuôi. Đó là trang trại của ông Lầu Chống Tủa, dân tộc Mông.