Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên, căn cứ đề nghị của UBND tỉnh, ngày 16/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất và quyết định dừng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh năm 2024.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), bên cạnh việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP vào các kênh phân phối hiện đại, các chuỗi cửa hàng, gắn kết với hoạt động du lịch để đưa sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất.
Để phong trào xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và bền vững, tỉnh Ninh Thuận tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chung sức thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giải quyết các tồn tại trong quá trình thực hiện trên địa bàn.
Tối 31/12, tại Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình “Ninh Thuận chào năm mới 2024” nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào đón năm mới gắn với quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương, con người và du lịch Ninh Thuận đến với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến cuối năm 2023 có thêm từ 20 -30 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, đồng thời củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được phân hạng. Đặc biệt, tỉnh ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn để nâng cao giá trị sản phẩm đã được gắn sao OCOP.
Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hóa xuất xứ Việt Nam và những sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh theo nhiều hình thức để mở rộng thị trường tiêu thụ. Qua đó, người tiêu dùng được cung cấp các sản phẩm với mẫu mã đa dạng và chất lượng ngày càng nâng cao.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Thuận có bước “chuyển mình” mạnh mẽ với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, nhiều mô hình kinh tế mới ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiệu quả đang dần tăng thu nhập cho người dân. Chương trình đã góp phần thúc đẩy các địa phương xây dựng thành công nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Để thực hiện hiệu quả ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
Nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát huy có hiệu quả chức năng rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, tỉnh Ninh Thuận có kế hoạch trồng mới 1.221 ha rừng thay thế trong giai đoạn 2023 - 2025.
Tối 17/6, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm diễn ra vòng Chung kết Hội thi nét đẹp văn hóa các dân tộc tỉnh Ninh Thuận lần II – 2023. Đây là một trong những điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2023 và đón Bằng công nhận của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp".
Trước tình hình hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra cục bộ trong thời gian mùa khô năm 2023, tỉnh Ninh Thuận đang triển khai các biện pháp cấp bách để ứng phó, hạn chế ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là đối với các lĩnh vực trọng yếu của tỉnh.
Sáng 11/5, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), Đảng ủy Khối các cơ quan, Đảng ủy Khối doanh nghiệp, Đảng ủy Khối cơ quan - doanh nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị giao ban năm 2023. Tham dự có 160 đại biểu của 23 đoàn thuộc Đảng ủy khối trong khu vực cùng lãnh đạo Đảng ủy khối cơ quan - doanh nghiệp được mời ở các tỉnh Yên Bái, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
Thời gian nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã cận kề, để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, tỉnh Ninh Thuận tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và kể cả tuyến giao thông liên xã để xử lý các tình huống vi phạm giao thông, gây mất an ninh trật tự trị an trong thời gian nghỉ lễ.
Chiều 30/3, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận trao 150 suất học bổng tặng các học sinh dân tộc thiểu số, con của ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Để đồng bào Chăm theo Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam trong tỉnh đón Tết cổ truyền Ramưvan vui tươi, an toàn và tiết kiệm, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành có liên quan, chính quyền các huyện, thành phố có đồng bào theo đạo sinh sống quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đồng bào Chăm theo đạo hưởng một mùa Tết thật sự ấm cúng, theo đúng phong tục truyền thống.
Nhiều nông hộ ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh áp dụng mô hình trồng các giống nho mới trong nhà màng theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao để giảm thiểu những yếu tố bất lợi của thời tiết, nâng cao chất lượng sản phẩm nho ăn tươi cung cấp cho thị trường, mở ra triển vọng mới nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây nho.
Sáng 24/10 (tức ngày 1/7 Chăm lịch), hàng ngàn đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn và du khách tập trung về Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Pô Klong Garai, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tổ chức đón mừng lễ hội Katê năm 2022
Trước dự báo bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể gia tăng trong thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận đã đề ra nhiều giải pháp để huy động nguồn lực tập trung triển khai công tác phòng, chống, không để bùng phát thành dịch lớn.
Chiều 6/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận. Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu tỉnh cần tiếp tục phát huy bảo tồn văn hóa truyền thống, các hoạt động của đồng bào dân tộc thiểu số.
Thiếu sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt, học tập và khó có cơ hội tìm kiếm việc làm là trở ngại mà những người khuyết tật luôn phải đối mặt. Thế nhưng, với anh Hán Văn Thư (sinh năm 1980, người dân tộc Chăm ở thôn Tân Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) thì lại khác. Dù bị tật nguyền từ nhỏ nhưng anh Thư đã bỏ qua mặc cảm, luôn kiên cường, nỗ lực vươn lên từng ngày để thoát khỏi khó khăn, vượt qua số phận, biến ước mơ, hoài bão của mình trở thành hiện thực, đó là được làm việc, được cống hiến, là tấm gương sáng của gia đình và xã hội.
Tiếp tục chương trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận khóa XIV, sáng 28/10, Đại hội đã công bố kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tại tỉnh Ninh Thuận, mặc dù sốt xuất huyết trong tháng 8/2019 đã giảm nhưng từ đầu tháng 9 đến nay lại gia tăng trở lại, có xu hướng lan rộng đến các xã, phường ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Chiều 11/4, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã đến làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận về việc chuyển giao Dự án khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang cho tỉnh Ninh Thuận quản lý.
Dù chưa trải qua một lớp đào tạo về chế tạo cơ khí nhưng từ thực tế cuộc sống cùng với niềm đam mê sáng tạo, lão nông Thái Văn Âu (60 tuổi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đã sáng chế, cải tiến thành công nhiều loại máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân vùng cao.
Ngày 8/12, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận) tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Gốm Chăm xưa và nay”.
Hiện nay, nghề chăn nuôi gia súc ở tỉnh Ninh Thuận đang đứng trước khó khăn lớn bởi tác động của nắng nóng kéo dài. Từ đầu năm đến nay, do không có mưa, thời tiết khô hanh nên nhiều vùng trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng đồng khô, cỏ cháy. Không có thức ăn tự nhiên, thức ăn dự trữ không đủ đáp ứng, nhiều con gia súc (cừu, dê và bò) đã bắt đầu suy yếu và chết dần.
Tỉnh Ninh Thuận hiện đang tập trung huy động các nguồn lực, tạo điều kiện thực hiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng điện gió, điện mặt mặt trời. Đồng thời, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện bền vững góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.