Nhận thấy tiềm năng và giá trị kinh tế cao từ cây sầu riêng, nông dân ở Gia Lai, đặc biệt là cộng đồng đồng bào thiểu số Jrai đã mạnh dạn chuyển hướng sang trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hướng đến xây dựng thương hiệu nông sản của địa phương.
Đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận sẽ có từ 70 - 75% diện tích cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra trong Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt.
Ở Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh là địa phương có nhiều sản vật gắn với điều kiện tự nhiên, những nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Phát huy lợi thế, khẳng định các thương hiệu, tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua Chương trình OCOP là hướng đi được tỉnh triển khai, góp phần phát triển hiệu quả kinh tế nông thôn.
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp giúp hợp tác xã hoạt động hiệu quả như ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các hợp tác xã giới thiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...
Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là địa chỉ cung ứng rau sạch và các loại nông phẩm nổi tiếng của cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trên địa bàn.
Xuân mới đang về mang theo hơi ấm của đất trời, niềm tin của đồng bào dân tộc vào những chủ trương, định hướng của tỉnh Sơn La trong phát triển nông nghiệp. Năm qua, bức tranh nông nghiệp ở các huyện vùng cao Sơn La có nhiều khởi sắc, góp phần nâng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác…
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đưa giống cây atiso đỏ vào trồng trên những diện tích đất kém hiệu quả, cho thu nhập cao; mở ra triển vọng phát triển kinh tế cho bà con nông dân từ loại cây dược liệu này, nhất là tại các vùng gò đồi.
Tỉnh Hòa Bình hiện có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị các sản phẩm sản xuất từ nông sản bằng các chương trình liên kết hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ vào sản xuất chế biến sâu. Qua đó, giúp đa dạng hóa sản phẩm, hướng đến mục tiêu có 5 sản phẩm đạt 5 sao theo tiêu chuẩn OCOP.
Để góp phần giải quyết bài toán tiêu thụ nông sản, tạo giá trị gia tăng từ quả táo tươi, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh các chương trình liên kết sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ vào sản xuất táo theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm chế biến sâu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Để bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng cũng như bảo vệ chính sức khỏe của chính mình, người nông dân Lý Sơn đã dần từ bỏ thuốc diệt cỏ hóa học, phân bón hóa học để cải tạo đất; thậm chí người dân đã không còn lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong việc sản xuất hành, tỏi.
Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có khí hậu phù hợp và nguồn nước ngọt dồi dào từ sông Cái Bé, rất thuận lợi cho hồ tiêu phát triển. Thời gian qua, các hợp tác xã trồng hồ tiêu ở Giồng Riềng đã và đang từng bước áp dụng quy trình sản xuất nông sản sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giúp sản phẩm hồ tiêu vừa tăng năng suất, chất lượng ổn định, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Xác định chè là cây trồng chủ lực giúp đồng bào xoá đói, giảm nghèo, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống, mở rộng diện tích trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè Đại Từ trên thị trường.
Là vùng đất nổi tiếng trồng xoài bao đời nay, người dân xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang nhiều năm nay còn ổn định kinh tế nhờ tham gia mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc theo tiêu chuẩn VietGAP, với sản phẩm xoài sạch, an toàn, giá cả bình ổn.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu thanh trà đến năm 2025. Trước mắt, từ nay đến 2020, tỉnh trồng mới khoảng 116 ha, đưa diện tích vùng nguyên liệu đạt 942 ha; trong đó, diện tích cho sản phẩm khoảng 643 ha, năng suất trái đạt 17 – 18 tấn/ha, sản lượng ước đạt khoảng 10.900 - 11.500 tấn quả/năm.
Đối với nhiều hộ nông dân ở Ninh Thuận, nho luôn là cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng khác trên cùng diện tích canh tác. Vươn mình trong nắng gió, những vườn nho trĩu quả hôm nay đang tiếp tục giúp nhiều hộ dân vùng hạn "đổi đời"...
Là một thanh niên dám nghĩ, dám làm, anh Quách Văn Bộ (sinh năm 1989, người Mường, trú tại thôn Đồng Mọc, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình chăn nuôi gà sạch theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp thực phẩm sạch ra thị trường. Hiện trang trại của anh đang nuôi 3.000 con gà sạch, 5 ha rừng, 0,5 ha ao nuôi cá, thu nhập bình quân đạt 500 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức lương 3-4 triệu/người/tháng.
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, nông dân nhiều huyện, thị trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang trồng cây xoài Ba Màu để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Với diện tích trồng xoài Ba Màu được chứng nhận VietGAP đã nhân rộng đạt là 127 ha, tỉnh mục tiêu là phấn đấu đạt 500 ha trong năm 2018.