Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai, để tiếp đón gần 3.000 phóng viên đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hơn 500 phóng viên trong nước, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chuẩn bị những bữa tiệc buffet miễn phí với gần 40 món ăn. Bên cạnh những món ăn Âu, Á phổ biến, nước chủ nhà còn chuẩn bị nhiều món ăn mang đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có nhiều món đặc sản của thủ đô Hà Nội, như: Phở, bún chả, bánh cuốn, bún thang, chả cốm, chè sen, cà phê trứng…
Khi món ăn mang hồn dân tộc
Việt Nam có 54 dân tộc gồm 3 vùng miền với sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng và ẩm thực. Và thiên nhiên trù phú đã ban tặng cho đất Việt muôn vàng đặc sản tinh túy của đất trời. Có lẽ hiếm có một quốc gia nào trên thế giới có nền ẩm thực phong phú như Việt Nam. Món Việt không chỉ ngon về hương vị mà còn mát mắt với sự kết hợp mượt mà của các nguyên liệu tươi ngon được mẹ thiên nhiên ban tặng.
Cố Giáo sư Trần Văn Khê khi còn sống đã chia sẻ rằng ông đã có cơ hội đi tới hơn 60 quốc gia và thấy mỗi nước có hương vị ẩm thực riêng, ẩm thực Việt thật sự có những điểm độc đáo, khác lạ. Theo Giáo sư, người Việt ăn toàn diện, không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi mà bằng ngũ quan. Đã ăn thì mắt phải nhìn thấy màu sắc món ăn, cách trình bày món ăn đẹp, răng phải chạm vào món ăn, mũi phải ngửi được mùi vị hấp dẫn, lưỡi phải cảm nhận được, tai phải nghe được tiếng nhai thức ăn.
Ẩm thực Việt phong phú, đa dạng và hội tụ những nét tinh tế riêng biệt thông qua cách thức chọn lựa nguyên liệu, cách chế biến, cách bày biện và thưởng thức. Với những thực phẩm có sẵn ở Việt Nam, qua bàn tay các đầu bếp Việt có thể trở thành những món ăn rất thơm ngon, đặc sắc, vừa đẹp, lại đầy đủ dưỡng chất. Bởi vậy, không quá lời khi nói rằng ẩm thực Việt Nam hội đủ các yếu tố “chân, thiện, mỹ”. Thậm chí, những món ăn nước ngoài khi du nhập vào nước Việt Nam cũng sẽ được biến tấu cho hợp với khẩu vị, mang đậm bản sắc Việt. Và điều làm nên nét khác biệt của ẩm thực Việt chính là sự cân bằng âm – dương, chua-cay-mặn-ngọt hài hòa, truyền tải trọn vẹn hương vị tự nhiên, cân bằng giá trị dinh dưỡng...
Ðược hình thành và trải dài cùng lịch sử dựng nước, giữ nước từ nghìn xưa đến nay, những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam trở thành một phần hồn cốt dân tộc. Ẩm thực Việt được chia thành 3 vùng miền theo vị trí địa lý riêng, mỗi vùng miền đều có những món ngon nức tiếng đậm đà hương vị riêng nhưng vẫn phản phất chung nét hồn Việt.
Tinh tế, nhẹ nhàng ẩm thực miền Bắc
Bắc Bộ là nơi tổ tiên chúng ta định cư lâu đời nhất chính vì thế mà những món ăn cũng trở thành chuẩn mực. Đa phần những món ăn Miền Bắc rất thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ nhưng lại có màu sắc khá sặc sỡ, ít ngọt, ít cay, nước mắm hay mắm tôm thường là các gia vị đi kèm trong mỗi món ăn. Cách chế biến những món ăn và cả gia vị cũng tinh tế và tỉ mỉ. Thủ đô Hà Nội có lẽ là nơi hội tụ đầy đủ nhất ẩm thực miền Bắc với rất nhiều món ăn nổi tiếng khắp đất nước, trong đó phải kể tới là phở Hà Nội.
Món phở Hà Nội được coi là món ăn đầu tiên của Việt Nam được quốc tế biết đến và vinh danh. Phở được giới thiệu trang trọng trên nhiều tạp chí ẩm thực thế giới, có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng cao cấp. Vào năm 2011, Hãng CNN danh tiếng đã bình chọn phở của Việt Nam đứng vị trí thứ 28/50 món ăn ngon nhất thế giới. Tiếp đến, năm 2013, trang Bussiness Insider đã xếp phở của Việt Nam đứng thứ nhất trong top 40 món ăn du khách nên thử một lần trong đời. Ngoài ra, trên tạp chí The Huffing Post, du khách nước ngoài còn dùng mĩ từ đặc biệt cho phở Việt Nam là “món ăn của thiên đường"...
Cùng với phở, bún chả Hà Nội cũng là một trong những món ăn được báo nước ngoài ca ngợi và được nhiều du khách trên thế giới biết đến. Bún chả nằm trong danh sách 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới năm 2014 của trang National Geographic. Đặc biệt, bún chả Hà Nội càng nổi tiếng hơn khi hình ảnh Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thoải mái ăn bún chả ở một quán nổi tiếng tại Thủ đô Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016 được phát trên toàn thế giới.
Không chỉ có phở và bún chả, món ăn đại diện cho tinh hoa ẩm thực hà thành còn là chả cá Lã Vọng, là bún ốc, bún thang, là món thịt đông, là xôi cốm vòng… Tất cả, đều là những món ăn đặc sắc, để lại dấu ấn mạnh mẽ với bạn bè quốc tế.
Đậm đà ẩm thực miền Trung
Dù không được thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác, nhưng mảnh đất miền Trung vẫn là quê hương của nhiều sản vật tuyệt vời. Ẩm thực của miền Trung mang những hương vị rất riêng, mà nếu đã thử một lần thì sẽ không thể nào quên.
Không đa dạng và cầu kì như ẩm thực miền Bắc, ẩm thực miền Trung có một chiều sâu riêng, mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng góp phần tạo nên sự phong phú trong nét văn hóa ẩm thực vùng miền. Người dân nơi đây luôn trân trọng từng loại nguyên liệu, thực phẩm từ thiên nhiên để kết hợp khéo léo chúng lại với nhau một cách tài tình. Hầu hết các tỉnh Trung Bộ đều tiếp xúc với biển nên hải sản là nguyên liệu đặc trưng góp mặt trong nhiều món ăn của người dân nơi đây. Và đây cũng là lí do vì sao các món ăn của người miềnTrung đều được cho nhiều ớt. Vị cay nồng của ớt làm giảm đi vị tanh của hải sản, giữ ấm cho bao tử người dân vùng biển.
Nếu Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, ẩm thực của Bắc Bộ trong nghìn năm lịch sử Thăng Long, thì xứ Huế mộng mơ chính là tinh hoa của ẩm thực miền Trung. Văn hóa ẩm thực Huế được chia thành hai loại là ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian. Ẩm thực cung đình Huế cũng nổi tiếng bởi sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Dù là nguyên liệu quý hiếm hay mộc mạc, đơn sơ cũng được người Huế chế biến thành những món ăn tinh tế. Chỉ cần một lần thưởng thức món Huế, thực khách sẽ dễ dàng nhận ra cái chất Huế đậm đà không lẫn vào đâu được. Nó nên thơ, trữ tình, nền nã nhưng đầy vấn vương như bức tranh phong cảnh hữu tình.
Nhắc đến Huế người ta thường nghĩ tới món bún bò Huế, cơm hến, bánh xèo, chả ram, bún cá… Còn khi tới Quảng Nam, lại không thể quên món mì Quảng đậm đà phong vị hay món gà vườn thơm thảo đất Tam Kỳ...Bấy nhiêu vậy cũng có thể thấy ẩm thực ở các vùng miền Trung cũng thật phong phú và hấp dẫn.
Đa dạng của ẩm thực miền Nam
Nếu ẩm thực miền Bắc in dấu một nền văn hóa lâu đời, ẩm thực miền Trung mang đậm nét đặc trưng của một vùng đất đầy nắng gió thì ẩm thực miền Nam lại khiến người ta thích thú bởi sự giao thoa, hòa trộn của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Một bức tranh ẩm thực đa dạng, sôi động mang đầy sức trẻ của vùng đất mới.
Ẩm thực miền Nam đơn giản, không cầu kỳ như chính con người nơi đây. Những món ăn được chế biến theo nhiều cách, thường có vị ngọt, cay, béo. Ngoài ra, chính bởi đặc điểm địa hình sông nước, nên thực phẩm chủ yếu ở miền Nam là lúa, cá và rau quả. Chỉ bằng những nguyên liệu đơn sơ ấy đã đủ tạo nên những món ăn mang hương vị đặc trưng của miền Nam – hương vị ngọt ngào của sông rạch dâng tràn mùa lũ. Bên cạnh đó, do đặc điểm khí hậu thuận lợi, cá tôm, cây trái sum suê quanh năm, nên mâm cơm người miền Nam rất phong phú, phải nói là “mùa nào thức nấy”. Không chú trọng kiểu cách, món Nam Bộ mang hương vị đơn sơ, mộc mạc, chân chất, nhưng có sức hấp dẫn rất đặc biệt nhờ sự phối hợp nguyên liệu đa dạng với hương vị riêng được hình thành từ sự giao thoa ẩm thực của các dân tộc trong quá trình chung sống lâu dài. Trong từng món của người miền Nam cũng đều thấy có sự sửa đổi khác hơn “bản gốc”...Ví như miền Bắc, miền Trung đều có món canh chua, nhưng tô canh chua miền Nam khác hẳn về chất và lượng, thể hiện sự trù phú vô cùng của miền đất mới: nước thật chua, cá cắt khúc lớn, nhiều loại rau được gia giảm trong món canh này là quả thơm (quả dứa của miền Bắc), cà chua, giá, đậu bắp, các loại rau thơm và nêm ớt thật cay.
Ẩm thực miền Nam du nhập rộng rãi các món ăn từ mọi miền, nhưng cái hồn Việt vẫn sâu đậm trong mọi món ăn, rất dễ dàng cảm nhận.
Khi món ăn mang hồn dân tộc
Việt Nam có 54 dân tộc gồm 3 vùng miền với sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng và ẩm thực. Và thiên nhiên trù phú đã ban tặng cho đất Việt muôn vàng đặc sản tinh túy của đất trời. Có lẽ hiếm có một quốc gia nào trên thế giới có nền ẩm thực phong phú như Việt Nam. Món Việt không chỉ ngon về hương vị mà còn mát mắt với sự kết hợp mượt mà của các nguyên liệu tươi ngon được mẹ thiên nhiên ban tặng.
Cố Giáo sư Trần Văn Khê khi còn sống đã chia sẻ rằng ông đã có cơ hội đi tới hơn 60 quốc gia và thấy mỗi nước có hương vị ẩm thực riêng, ẩm thực Việt thật sự có những điểm độc đáo, khác lạ. Theo Giáo sư, người Việt ăn toàn diện, không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi mà bằng ngũ quan. Đã ăn thì mắt phải nhìn thấy màu sắc món ăn, cách trình bày món ăn đẹp, răng phải chạm vào món ăn, mũi phải ngửi được mùi vị hấp dẫn, lưỡi phải cảm nhận được, tai phải nghe được tiếng nhai thức ăn.
Ẩm thực Việt phong phú, đa dạng và hội tụ những nét tinh tế riêng biệt thông qua cách thức chọn lựa nguyên liệu, cách chế biến, cách bày biện và thưởng thức. Với những thực phẩm có sẵn ở Việt Nam, qua bàn tay các đầu bếp Việt có thể trở thành những món ăn rất thơm ngon, đặc sắc, vừa đẹp, lại đầy đủ dưỡng chất. Bởi vậy, không quá lời khi nói rằng ẩm thực Việt Nam hội đủ các yếu tố “chân, thiện, mỹ”. Thậm chí, những món ăn nước ngoài khi du nhập vào nước Việt Nam cũng sẽ được biến tấu cho hợp với khẩu vị, mang đậm bản sắc Việt. Và điều làm nên nét khác biệt của ẩm thực Việt chính là sự cân bằng âm – dương, chua-cay-mặn-ngọt hài hòa, truyền tải trọn vẹn hương vị tự nhiên, cân bằng giá trị dinh dưỡng...
Ðược hình thành và trải dài cùng lịch sử dựng nước, giữ nước từ nghìn xưa đến nay, những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam trở thành một phần hồn cốt dân tộc. Ẩm thực Việt được chia thành 3 vùng miền theo vị trí địa lý riêng, mỗi vùng miền đều có những món ngon nức tiếng đậm đà hương vị riêng nhưng vẫn phản phất chung nét hồn Việt.
Tinh tế, nhẹ nhàng ẩm thực miền Bắc
Bắc Bộ là nơi tổ tiên chúng ta định cư lâu đời nhất chính vì thế mà những món ăn cũng trở thành chuẩn mực. Đa phần những món ăn Miền Bắc rất thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ nhưng lại có màu sắc khá sặc sỡ, ít ngọt, ít cay, nước mắm hay mắm tôm thường là các gia vị đi kèm trong mỗi món ăn. Cách chế biến những món ăn và cả gia vị cũng tinh tế và tỉ mỉ. Thủ đô Hà Nội có lẽ là nơi hội tụ đầy đủ nhất ẩm thực miền Bắc với rất nhiều món ăn nổi tiếng khắp đất nước, trong đó phải kể tới là phở Hà Nội.
Món phở Hà Nội được coi là món ăn đầu tiên của Việt Nam được quốc tế biết đến và vinh danh. Phở được giới thiệu trang trọng trên nhiều tạp chí ẩm thực thế giới, có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng cao cấp. Vào năm 2011, Hãng CNN danh tiếng đã bình chọn phở của Việt Nam đứng vị trí thứ 28/50 món ăn ngon nhất thế giới. Tiếp đến, năm 2013, trang Bussiness Insider đã xếp phở của Việt Nam đứng thứ nhất trong top 40 món ăn du khách nên thử một lần trong đời. Ngoài ra, trên tạp chí The Huffing Post, du khách nước ngoài còn dùng mĩ từ đặc biệt cho phở Việt Nam là “món ăn của thiên đường"...
Cùng với phở, bún chả Hà Nội cũng là một trong những món ăn được báo nước ngoài ca ngợi và được nhiều du khách trên thế giới biết đến. Bún chả nằm trong danh sách 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới năm 2014 của trang National Geographic. Đặc biệt, bún chả Hà Nội càng nổi tiếng hơn khi hình ảnh Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thoải mái ăn bún chả ở một quán nổi tiếng tại Thủ đô Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016 được phát trên toàn thế giới.
Không chỉ có phở và bún chả, món ăn đại diện cho tinh hoa ẩm thực hà thành còn là chả cá Lã Vọng, là bún ốc, bún thang, là món thịt đông, là xôi cốm vòng… Tất cả, đều là những món ăn đặc sắc, để lại dấu ấn mạnh mẽ với bạn bè quốc tế.
Đậm đà ẩm thực miền Trung
Dù không được thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác, nhưng mảnh đất miền Trung vẫn là quê hương của nhiều sản vật tuyệt vời. Ẩm thực của miền Trung mang những hương vị rất riêng, mà nếu đã thử một lần thì sẽ không thể nào quên.
Không đa dạng và cầu kì như ẩm thực miền Bắc, ẩm thực miền Trung có một chiều sâu riêng, mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng góp phần tạo nên sự phong phú trong nét văn hóa ẩm thực vùng miền. Người dân nơi đây luôn trân trọng từng loại nguyên liệu, thực phẩm từ thiên nhiên để kết hợp khéo léo chúng lại với nhau một cách tài tình. Hầu hết các tỉnh Trung Bộ đều tiếp xúc với biển nên hải sản là nguyên liệu đặc trưng góp mặt trong nhiều món ăn của người dân nơi đây. Và đây cũng là lí do vì sao các món ăn của người miềnTrung đều được cho nhiều ớt. Vị cay nồng của ớt làm giảm đi vị tanh của hải sản, giữ ấm cho bao tử người dân vùng biển.
Nếu Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, ẩm thực của Bắc Bộ trong nghìn năm lịch sử Thăng Long, thì xứ Huế mộng mơ chính là tinh hoa của ẩm thực miền Trung. Văn hóa ẩm thực Huế được chia thành hai loại là ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian. Ẩm thực cung đình Huế cũng nổi tiếng bởi sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Dù là nguyên liệu quý hiếm hay mộc mạc, đơn sơ cũng được người Huế chế biến thành những món ăn tinh tế. Chỉ cần một lần thưởng thức món Huế, thực khách sẽ dễ dàng nhận ra cái chất Huế đậm đà không lẫn vào đâu được. Nó nên thơ, trữ tình, nền nã nhưng đầy vấn vương như bức tranh phong cảnh hữu tình.
Nhắc đến Huế người ta thường nghĩ tới món bún bò Huế, cơm hến, bánh xèo, chả ram, bún cá… Còn khi tới Quảng Nam, lại không thể quên món mì Quảng đậm đà phong vị hay món gà vườn thơm thảo đất Tam Kỳ...Bấy nhiêu vậy cũng có thể thấy ẩm thực ở các vùng miền Trung cũng thật phong phú và hấp dẫn.
Đa dạng của ẩm thực miền Nam
Nếu ẩm thực miền Bắc in dấu một nền văn hóa lâu đời, ẩm thực miền Trung mang đậm nét đặc trưng của một vùng đất đầy nắng gió thì ẩm thực miền Nam lại khiến người ta thích thú bởi sự giao thoa, hòa trộn của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Một bức tranh ẩm thực đa dạng, sôi động mang đầy sức trẻ của vùng đất mới.
Ẩm thực miền Nam đơn giản, không cầu kỳ như chính con người nơi đây. Những món ăn được chế biến theo nhiều cách, thường có vị ngọt, cay, béo. Ngoài ra, chính bởi đặc điểm địa hình sông nước, nên thực phẩm chủ yếu ở miền Nam là lúa, cá và rau quả. Chỉ bằng những nguyên liệu đơn sơ ấy đã đủ tạo nên những món ăn mang hương vị đặc trưng của miền Nam – hương vị ngọt ngào của sông rạch dâng tràn mùa lũ. Bên cạnh đó, do đặc điểm khí hậu thuận lợi, cá tôm, cây trái sum suê quanh năm, nên mâm cơm người miền Nam rất phong phú, phải nói là “mùa nào thức nấy”. Không chú trọng kiểu cách, món Nam Bộ mang hương vị đơn sơ, mộc mạc, chân chất, nhưng có sức hấp dẫn rất đặc biệt nhờ sự phối hợp nguyên liệu đa dạng với hương vị riêng được hình thành từ sự giao thoa ẩm thực của các dân tộc trong quá trình chung sống lâu dài. Trong từng món của người miền Nam cũng đều thấy có sự sửa đổi khác hơn “bản gốc”...Ví như miền Bắc, miền Trung đều có món canh chua, nhưng tô canh chua miền Nam khác hẳn về chất và lượng, thể hiện sự trù phú vô cùng của miền đất mới: nước thật chua, cá cắt khúc lớn, nhiều loại rau được gia giảm trong món canh này là quả thơm (quả dứa của miền Bắc), cà chua, giá, đậu bắp, các loại rau thơm và nêm ớt thật cay.
Ẩm thực miền Nam du nhập rộng rãi các món ăn từ mọi miền, nhưng cái hồn Việt vẫn sâu đậm trong mọi món ăn, rất dễ dàng cảm nhận.
Ngọc Minh (tổng hợp)