Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang đã trình bày các nghiên cứu về “Hệ thống giám sát, điều khiển, ứng dụng trong nhà kính” và “Xây dựng hệ thống hỗ trợ ghi nhật ký và truy xuất nguồn gốc tôm càng xanh theo tiêu chuẩn VietGAP”.
Theo đó, những thách thức trong nuôi trồng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long do biến đổi khí hậu khiến người chăn nuôi phải dựa nhiều vào công nghệ thay vì dựa hoàn toàn vào tự nhiên như xưa. Việc thu thập các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, vật nuôi bằng các ứng dụng công nghệ cảm biến không dây, đồng thời tích hợp hệ thống điều khiển tự động, phần mềm di động và các nền tảng IoT (Internet kết nối vạn vật) phát huy tối đa hiệu quả trong nâng cao kỹ thuật nông nghiệp, tăng sản lượng, chất lượng nông sản, đồng thời giảm chi phí sản xuất và chống lãng phí nước tưới, phân bón.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống dựa trên các mô-đun thu thập liên tục thông tin môi trường xung quanh, xử lý, phân tích để đưa ra thông tin cảnh báo hoặc lệnh điều khiển các thiết bị tưới, quạt gió, phun nước, sục khí… nhằm đảm bảo cây/con sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất. Riêng đối với hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc tôm, bản chất là hỗ trợ các hộ nuôi tôm càng xanh ghi nhật ký điện tử theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua ứng dụng web và di động. Dữ liệu nhật ký sẽ được đồng bộ hóa giữa hai ứng dụng này trên nền tảng công nghệ Firebase của Google. Đối với tôm thương phẩm, để truy xuất nguồn gốc, cũng sẽ dễ dàng thực hiện được thông qua ứng dụng di động dựa vào mã QR. Như vậy người dùng chỉ cần quét mã QR là có đầy đủ thông tin về toàn bộ quá trình nuôi, sản xuất, phân phối tôm.
Nhóm các tác giả đến từ trường Đại học Bạc Liêu, Đại học Cửu Long (Vĩnh Long) giới thiệu đến hội thảo giải pháp “Ứng dụng các kỹ thuật tìm kiếm thông tin cho bài toán kiểm tra sao chép luận văn”. Qua khảo sát, có tới 49% sinh viên thực hiện hành vi sao chép công trình người khác trên mạng, trong đó 12% thường xuyên sao chép. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng đạo văn. Nhóm nghiên cứu dựa trên nền tảng công nghệ thông tin nguồn CSDL cục bộ (kho lưu trữ tài liệu số của trường) và nguồn dữ liệu trực tuyến. Phần mềm sẽ liệt kê các câu của báo cáo được cho là sao chép, câu gốc cũng như tỷ lệ sao chép. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý, người đánh giá luận văn có thêm công cụ để nghiệm thu chất lượng luận văn của sinh viên.
Ngoài ra, tại Hội thảo, các chuyên gia còn trình bày các giải pháp ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin vào điều trị, cảnh báo nguy cơ bệnh cho người cao tuổi. Trong đó, “Phát hiện té ngã cho người cao tuổi bằng gia tốc kế” là giải pháp được đánh giá cao. Dựa vào máy đo cảm biến, sẽ thu thập được có chỉ số về huyết áp, nhịp tim… Từ đó máy sẽ cảnh báo mức độ vượt ngưỡng an toàn mà người cao tuổi có thể mắc phải, giúp người nhà nhanh chóng có biện pháp xử lý, tránh nguy cơ té ngã, đột quỵ cho người thân.
Theo đó, những thách thức trong nuôi trồng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long do biến đổi khí hậu khiến người chăn nuôi phải dựa nhiều vào công nghệ thay vì dựa hoàn toàn vào tự nhiên như xưa. Việc thu thập các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, vật nuôi bằng các ứng dụng công nghệ cảm biến không dây, đồng thời tích hợp hệ thống điều khiển tự động, phần mềm di động và các nền tảng IoT (Internet kết nối vạn vật) phát huy tối đa hiệu quả trong nâng cao kỹ thuật nông nghiệp, tăng sản lượng, chất lượng nông sản, đồng thời giảm chi phí sản xuất và chống lãng phí nước tưới, phân bón.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống dựa trên các mô-đun thu thập liên tục thông tin môi trường xung quanh, xử lý, phân tích để đưa ra thông tin cảnh báo hoặc lệnh điều khiển các thiết bị tưới, quạt gió, phun nước, sục khí… nhằm đảm bảo cây/con sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất. Riêng đối với hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc tôm, bản chất là hỗ trợ các hộ nuôi tôm càng xanh ghi nhật ký điện tử theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua ứng dụng web và di động. Dữ liệu nhật ký sẽ được đồng bộ hóa giữa hai ứng dụng này trên nền tảng công nghệ Firebase của Google. Đối với tôm thương phẩm, để truy xuất nguồn gốc, cũng sẽ dễ dàng thực hiện được thông qua ứng dụng di động dựa vào mã QR. Như vậy người dùng chỉ cần quét mã QR là có đầy đủ thông tin về toàn bộ quá trình nuôi, sản xuất, phân phối tôm.
Nhóm các tác giả đến từ trường Đại học Bạc Liêu, Đại học Cửu Long (Vĩnh Long) giới thiệu đến hội thảo giải pháp “Ứng dụng các kỹ thuật tìm kiếm thông tin cho bài toán kiểm tra sao chép luận văn”. Qua khảo sát, có tới 49% sinh viên thực hiện hành vi sao chép công trình người khác trên mạng, trong đó 12% thường xuyên sao chép. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng đạo văn. Nhóm nghiên cứu dựa trên nền tảng công nghệ thông tin nguồn CSDL cục bộ (kho lưu trữ tài liệu số của trường) và nguồn dữ liệu trực tuyến. Phần mềm sẽ liệt kê các câu của báo cáo được cho là sao chép, câu gốc cũng như tỷ lệ sao chép. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý, người đánh giá luận văn có thêm công cụ để nghiệm thu chất lượng luận văn của sinh viên.
Ngoài ra, tại Hội thảo, các chuyên gia còn trình bày các giải pháp ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin vào điều trị, cảnh báo nguy cơ bệnh cho người cao tuổi. Trong đó, “Phát hiện té ngã cho người cao tuổi bằng gia tốc kế” là giải pháp được đánh giá cao. Dựa vào máy đo cảm biến, sẽ thu thập được có chỉ số về huyết áp, nhịp tim… Từ đó máy sẽ cảnh báo mức độ vượt ngưỡng an toàn mà người cao tuổi có thể mắc phải, giúp người nhà nhanh chóng có biện pháp xử lý, tránh nguy cơ té ngã, đột quỵ cho người thân.
Ánh Tuyết