Từ 10 ha đất trồng 2 vụ lúa/năm, anh Bùi Chí Nhân ngụ phường An Bình B, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp mạnh dạn chuyển sang thực hiện mô hình nuôi cá linh, kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa mùa (giống lúa sống tự nhiên và có đặc tính khi nước lũ dâng đến đâu, thân lúa mọc cao đến đó). Mô hình này giúp anh Bùi Chí Nhân có nguồn thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, cao hơn khoảng 4 lần so với chỉ trồng độc canh cây lúa như trước đây.
Là loài thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, tôm càng xanh được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cần lưu ý những điểm mấu chốt trong quy trình ương.
Hơn một tuần nay, nông dân trong tỉnh Trà Vinh đã bước vào vụ thu hoạch dứt điểm diện tích nuôi tôm xanh năm 2017 ở cả 2 vùng nước ngọt và lợ. Điều phấn khởi là năm nay, nông dân nuôi tôm càng xanh ở Trà Vinh đều được mùa, được giá.
Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa trồng trọt và thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất.Nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm.
Nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 3/11, Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo toàn quốc về công nghệ thông tin năm 2017. Đây là sự kiện định kỳ hai năm/lần, thu hút sự tham gia, chia sẻ kinh nghiệm của đông đảo các nhà khoa học trong lĩnh vực này. Chủ đề hội nghị năm nay bàn về tầm quan trọng cũng như những ứng dụng của công nghệ thông tin trong mọi mặt đời sống sản xuất, y tế, giáo dục…
Hơn 15 năm trước, người dân xã Trà Cổ (thuộc huyện miền núi Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) bắt đầu nuôi tôm càng xanh trên những ao đất cát ở vùng trũng và ao đá ong ở địa hình cao. Từ chỗ chỉ vài hộ áp dụng mô hình nhưng đạt hiệu quả cao, đến nay, đã có gần 50 hộ nuôi tôm càng xanh trên diện tích 45 ha mặt nước; trong đó, có 30 ha được cấp chứng nhận VietGap.