1. Chọn hình thức ương
Chọn hình thức ao ương (ương ngay trong ao nuôi thịt) nhằm khắc phục được tình trạng khó khăn lúc thu hoạch (hao hụt nhiều do thao tác) và công việc vận chuyển tôm đến ao nuôi (có thể làm tôm bị yếu) để theo dõi chính xác hơn và cho ăn dễ dàng tôm hơn.
2. Công trình ương
Chọn địa điểm: Nơi có nguồn nước tốt và giữ được nước; có thể chủ động nguồn nước cấp khi cần thiết để thay, thuận lợi cho việc vận chuyển tôm giống; gần nơi cung cấp nguồn post. Hệ thống cấp thoát nước và mực nước được bố trí cống cấp và thoát nước dạng chìm, riêng biệt với tổng đường kính cống từ 30 - 50 cm/1.000m2 đặt ở đầu và cuối ao nuôi
3. Chất lượng nước ao
Một số chỉ tiêu môi trường nước thích hợp trong ao ương nuôi tôm càng xanh cần duy trì trong quá trình sản xuất:
- Nhiệt độ: 28 - 300C; Độ trong: 25 - 40 cm; ôxy hòa tan: 4 - 7 mg/l ; Độ pH: 7 - 8; H2S: 0,01 - 0,05 mg/l; NO2: 0,01 - 0,3 mg/l; NH3: 0,05 - 0,7 mg/l
4. Chuẩn bị ao ương
Cải tạo ao: Ao ương trước khi thả giống 7 ngày cần phải được cải tạo đúng quy trình: tát cạn ao; bắt hết cá dữ, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho tôm ương; vét bớt bùn đáy chỉ để lại khoảng 10 - 20 cm bùn; san bằng nền đáy dốc về phía cống thoát; đắp bờ, lấp hang hốc; phơi đáy ao 2-3 ngày...
Bón vôi: Dùng vôi sống CaO với liều lượng liều lượng 10 -15 kg/100 m2 nhằm vệ sinh, khử trùng ao ương và phòng bệnh cho tôm; Gây màu nước bằng phân chuồng đã ủ hoai thật kỹ với liều lượng 100 - 150g/m3 nước, cần ngâm trong nước 1 ngày, sau đó rải đều khắp mặt ao để tránh phân bị trôi dạt về phía góc ao.
Thả giống: Chọn giống: postlarvae có ngày tuổi từ 12 - 15 kích cỡ đồng đều, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc đặc trưng; Mật độ thả: ương với mật độ vừa phải từ 150 - 200 con/m2 tùy vào trình độ kỹ thuật, nhu cầu con giống, khả năng cung cấp thức ăn cho tôm; Thời điểm thả ương: từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8 - 10 dương lịch.
Chọn hình thức ao ương (ương ngay trong ao nuôi thịt) nhằm khắc phục được tình trạng khó khăn lúc thu hoạch (hao hụt nhiều do thao tác) và công việc vận chuyển tôm đến ao nuôi (có thể làm tôm bị yếu) để theo dõi chính xác hơn và cho ăn dễ dàng tôm hơn.
Ương tôm càng xanh bột lên tôm giống. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn |
2. Công trình ương
Chọn địa điểm: Nơi có nguồn nước tốt và giữ được nước; có thể chủ động nguồn nước cấp khi cần thiết để thay, thuận lợi cho việc vận chuyển tôm giống; gần nơi cung cấp nguồn post. Hệ thống cấp thoát nước và mực nước được bố trí cống cấp và thoát nước dạng chìm, riêng biệt với tổng đường kính cống từ 30 - 50 cm/1.000m2 đặt ở đầu và cuối ao nuôi
3. Chất lượng nước ao
Một số chỉ tiêu môi trường nước thích hợp trong ao ương nuôi tôm càng xanh cần duy trì trong quá trình sản xuất:
- Nhiệt độ: 28 - 300C; Độ trong: 25 - 40 cm; ôxy hòa tan: 4 - 7 mg/l ; Độ pH: 7 - 8; H2S: 0,01 - 0,05 mg/l; NO2: 0,01 - 0,3 mg/l; NH3: 0,05 - 0,7 mg/l
4. Chuẩn bị ao ương
Cải tạo ao: Ao ương trước khi thả giống 7 ngày cần phải được cải tạo đúng quy trình: tát cạn ao; bắt hết cá dữ, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho tôm ương; vét bớt bùn đáy chỉ để lại khoảng 10 - 20 cm bùn; san bằng nền đáy dốc về phía cống thoát; đắp bờ, lấp hang hốc; phơi đáy ao 2-3 ngày...
Bón vôi: Dùng vôi sống CaO với liều lượng liều lượng 10 -15 kg/100 m2 nhằm vệ sinh, khử trùng ao ương và phòng bệnh cho tôm; Gây màu nước bằng phân chuồng đã ủ hoai thật kỹ với liều lượng 100 - 150g/m3 nước, cần ngâm trong nước 1 ngày, sau đó rải đều khắp mặt ao để tránh phân bị trôi dạt về phía góc ao.
Thả giống: Chọn giống: postlarvae có ngày tuổi từ 12 - 15 kích cỡ đồng đều, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc đặc trưng; Mật độ thả: ương với mật độ vừa phải từ 150 - 200 con/m2 tùy vào trình độ kỹ thuật, nhu cầu con giống, khả năng cung cấp thức ăn cho tôm; Thời điểm thả ương: từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8 - 10 dương lịch.
Theo thuysanvietnam.com.vn