Ngày 10/7/2023, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố dữ liệu cho thấy tuần đầu tháng 7 này được ghi nhận là tuần nóng nhất trên toàn cầu với các mức nhiệt phá kỷ lục. Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng khoảng 1,1 độ C kể từ năm 1880, khiến nhiệt độ cực cao xảy ra thường xuyên hơn. Trái đất nóng lên làm tăng nguy cơ mưa lớn do bầu khí quyển ấm có thể chứa nhiều nước hơn. Cũng theo WMO, nhiệt độ đang phá kỷ lục cả trên đất liền và đại dương, với "tác động tàn phá tiềm ẩn đối với hệ sinh thái và môi trường".
Công nhân làm việc dưới trời nắng nóng tại Baghdad, Iraq, ngày 8/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân tránh nóng tại bể bơi ở Damascus, Syria, ngày 5/7/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Người dân tắm biển tránh nóng tại Gaza ngày 7/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân uống nước giải nhiệt tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 10/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân tắm biển tránh nóng tại Gaza ngày 7/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trẻ em tránh nóng tại bể bơi ở Damascus, Syria, ngày 5/7/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trẻ em tránh nóng bên đài phun nước ở Algiers, Algeria, ngày 10/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân tránh nóng tại bể bơi ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/7/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, ngày 6/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân tắm mát giải nhiệt tại Karachi, Pakistan. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trẻ em chơi đùa bên đài phun nước để tránh nóng tại Rzeszow, Ba Lan, ngày 20/6/2023. Ảnh: PAP/TTXVN
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 19/6/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
TTXVN
TTXVN