Thông tin trên được ông Kiều Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại buổi làm việc tìm giải pháp hỗ trợ người lao động khởi kiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động, diễn ra vào ngày 31/10.
Theo ông Kiều Anh Vũ, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo yêu cầu của Tòa án trước khi khởi kiện. Trong đó, nhiều trường hợp người lao động không có bản hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp (do không ký kết hợp đồng khi vào làm việc).
Một số địa phương lúng túng trong việc xác nhận nội dung và người đại diện tổ chức công đoàn thực hiện khởi kiện doanh nghiệp sau khi người lao động ủy quyền. Bên cạnh đó, nhiều đơn khởi kiện của người lao động cùng một doanh nghiệp nhưng mỗi thẩm phán (của Tòa án) phụ trách một vụ kiện lại yêu cầu hồ sơ pháp lý khác nhau nên mất rất nhiều thời gian, công sức để củng cố hồ sơ cho từng vụ kiện.
Theo Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị thường xuyên hỗ trợ người lao động thực hiện khởi kiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động cho biết thêm nhiều vụ khởi kiện gặp khó khăn do không xác định người đại diện pháp lý của doanh nghiệp tại Việt Nam (do chủ doanh nghiệp bỏ trốn); vấn đề về kinh phí hỗ trợ trong quá trình thực hiện khởi kiện doanh nghiệp…
Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, một trong số các vụ kiện gặp nhiều khó khăn vướng mắc hiện nay là trường hợp 7 đơn kiện của người lao động với Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng 710 phải bổ sung thủ tục pháp lý; 26 đơn kiện Công ty Sunlight nhưng chưa xác định người đại diện pháp lý của doanh nghiệp. Riêng Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Phương đã nhận thêm 7 đơn kiện của người lao động sau khi 4 công nhân làm việc tại đây vừa thắng kiện trong phiên tòa…
Thảo luận về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần thống nhất quy trình thực hiện thủ tục khởi kiện; Công đoàn nên đồng hành, hỗ trợ người lao động khởi kiện thay vì đại diện người lao động ủy quyền khởi kiện doanh nghiệp; Công đoàn cần quan tâm đến việc thi hành án của các doanh nghiệp sau khi người lao động thắng kiện...
Theo ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịch Công đoàn các khu chế xuất - công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Công đoàn cần nâng cao năng lực chuyên môn cho người đi khởi kiện, nhất là khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương, thưởng của công nhân, chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
Ông Tuấn cho rằng, thành công trong vụ kiện không chỉ thể hiện được vai trò đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động mà còn nâng cao uy tín, thể hiện sự quan tâm của tổ chức Công đoàn đối với người lao động./.
Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật thuộc Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Một số địa phương lúng túng trong việc xác nhận nội dung và người đại diện tổ chức công đoàn thực hiện khởi kiện doanh nghiệp sau khi người lao động ủy quyền. Bên cạnh đó, nhiều đơn khởi kiện của người lao động cùng một doanh nghiệp nhưng mỗi thẩm phán (của Tòa án) phụ trách một vụ kiện lại yêu cầu hồ sơ pháp lý khác nhau nên mất rất nhiều thời gian, công sức để củng cố hồ sơ cho từng vụ kiện.
Theo Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị thường xuyên hỗ trợ người lao động thực hiện khởi kiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động cho biết thêm nhiều vụ khởi kiện gặp khó khăn do không xác định người đại diện pháp lý của doanh nghiệp tại Việt Nam (do chủ doanh nghiệp bỏ trốn); vấn đề về kinh phí hỗ trợ trong quá trình thực hiện khởi kiện doanh nghiệp…
Đại diện Ban tài chính Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Thảo luận về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần thống nhất quy trình thực hiện thủ tục khởi kiện; Công đoàn nên đồng hành, hỗ trợ người lao động khởi kiện thay vì đại diện người lao động ủy quyền khởi kiện doanh nghiệp; Công đoàn cần quan tâm đến việc thi hành án của các doanh nghiệp sau khi người lao động thắng kiện...
Ông Kiều Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Ông Tuấn cho rằng, thành công trong vụ kiện không chỉ thể hiện được vai trò đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động mà còn nâng cao uy tín, thể hiện sự quan tâm của tổ chức Công đoàn đối với người lao động./.
Thanh Vũ
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN