Trong 3.316 ca sốt phát ban nghi sởi có 1.564 ca bệnh nhập viện, còn lại là ca bệnh ngoại trú. Trong đó có những tuần thành phố ghi nhận đến 350 ca bệnh nhập viện. Năm 2018, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 1.693 ca bệnh sởi, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Nguyên nhân bệnh sởi tăng cao bất thường được Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố phân tích: Mỗi năm, thành phố còn khoảng 5% số trẻ (tương đương 5.000 trẻ) chưa được tiêm chủng mũi sởi 1. Sau 5 năm, số trẻ chưa được tiêm chủng sởi lên đến gần 20.000 trẻ. Đây là lý do làm bệnh sởi lây lan mạnh trong cộng đồng sau mỗi 4-5 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước.
Bên cạnh đó, hiện nay việc cập nhật, rà soát để quản lý đầy đủ đối tượng tiêm chủng trên địa bàn dân cư vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến còn một số đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng vẫn bị bỏ sót, nhất là con của công nhân, người lao động nhập cư hoặc ở nơi có dân cư di biến động nhiều.
Để kéo giảm bệnh sởi trong cộng đồng và ngăn chặn nguy cơ lây lan, từ tháng 12/2018, thành phố đã triển khai Chiến dịch tiêm miễn phí vắc-xin Sởi-Rubella(MR) cho trẻ từ 1-5 tuổi trên địa bàn tại trường học cho trẻ đi học và tại trạm y tế cho trẻ không đi học. Qua chiến dịch đã có 253.525 trẻ được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin phòng bệnh sởi, đạt 85,7%.
“Tuy tỷ lệ bao phủ vẫn chưa đạt mục tiêu 95% đề ra nhưng con số này cũng đã tác động tích cực, số ca bệnh sởi đang giảm liên tục hàng tuần. Tuy nhiên để mang tính bền vững, cần tiếp tục rà soát và tổ chức tiêm vét thường xuyên cho trẻ”, bác sỹ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Cũng theo bác sỹ Dũng, bệnh sốt phát ban nghi sởi có thể kéo dài đến tháng 6/2019./.
Bệnh nhi mắc bệnh sởi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN |
Nguyên nhân bệnh sởi tăng cao bất thường được Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố phân tích: Mỗi năm, thành phố còn khoảng 5% số trẻ (tương đương 5.000 trẻ) chưa được tiêm chủng mũi sởi 1. Sau 5 năm, số trẻ chưa được tiêm chủng sởi lên đến gần 20.000 trẻ. Đây là lý do làm bệnh sởi lây lan mạnh trong cộng đồng sau mỗi 4-5 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước.
Bên cạnh đó, hiện nay việc cập nhật, rà soát để quản lý đầy đủ đối tượng tiêm chủng trên địa bàn dân cư vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến còn một số đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng vẫn bị bỏ sót, nhất là con của công nhân, người lao động nhập cư hoặc ở nơi có dân cư di biến động nhiều.
Để kéo giảm bệnh sởi trong cộng đồng và ngăn chặn nguy cơ lây lan, từ tháng 12/2018, thành phố đã triển khai Chiến dịch tiêm miễn phí vắc-xin Sởi-Rubella(MR) cho trẻ từ 1-5 tuổi trên địa bàn tại trường học cho trẻ đi học và tại trạm y tế cho trẻ không đi học. Qua chiến dịch đã có 253.525 trẻ được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin phòng bệnh sởi, đạt 85,7%.
“Tuy tỷ lệ bao phủ vẫn chưa đạt mục tiêu 95% đề ra nhưng con số này cũng đã tác động tích cực, số ca bệnh sởi đang giảm liên tục hàng tuần. Tuy nhiên để mang tính bền vững, cần tiếp tục rà soát và tổ chức tiêm vét thường xuyên cho trẻ”, bác sỹ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Cũng theo bác sỹ Dũng, bệnh sốt phát ban nghi sởi có thể kéo dài đến tháng 6/2019./.
Đinh Hằng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN