Tạo đột phá cho tín dụng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ

Mô hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm của anh Nguyên Văn Thanh, khu Ngọc Đồng, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn vay vốn từ tín dụng chính sách, đã tạo việc làm cho 5 – 7 lao động tại địa phương. Ảnh: Tạ Toàn – TTXVN
Mô hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm của anh Nguyên Văn Thanh, khu Ngọc Đồng, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn vay vốn từ tín dụng chính sách, đã tạo việc làm cho 5 – 7 lao động tại địa phương. Ảnh: Tạ Toàn – TTXVN

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Phú Thọ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Phú Thọ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Trao sinh kế bền vững

Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ với hơn 60% là đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao nhất, nhì tỉnh. Tín dụng chính sách xã hội được ví như chiếc “phao cứu sinh” để giảm nghèo ở Thanh Sơn. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

Nhiều năm trước, gia đình ông Hà Huy Lượng, người dân tộc Mường, xã Thục Luyện thuộc diện hộ nghèo của xã. Nhờ chính sách ưu đãi, đầu năm năm 2022 ông Lượng đã được Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Sơn tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay hộ cận nghèo. Từ nguồn vốn vay, ông Lượng đầu tư mua bò, lợn nái rừng và chăm sóc chè, cây thanh long ruột đỏ kết hợp với đào ao, thả cá. Nhờ làm ăn chăm chỉ, đến nay gia đình ông Lực thoát khỏi danh sách hộ nghèo, vươn lên làm giàu với thu nhập bình quân gần 150 triệu đồng/năm.

Ông Lượng chia sẻ, được tạo điều kiện cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình, ngoài mô hình chăn nuôi vươn, ao, chuồng, gia đình còn trồng chăm sóc rừng keo, trồng chè với diện tích gần 10 ha nên cuộc sống đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu chính đáng…Cũng giống gia đình ông Lượng, gia đình anh Đinh Tiến Luyện, xóm Đình, xã Thượng Long, huyện miền núi Yên Lập trước đây thuộc hộ nghèo. Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách, gia đình anh đã vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sinh sản. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, gia đình anh Luyện đã trả hết nợ và mạnh dạn đầu tư thêm chăn nuôi lợn gà. Nhờ đó, đến nay gia đình anh Luyện đã cuộc sống ổn định với thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng.

“Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho vợ chồng tôi có thêm vốn đầu từ phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm nên mấy năm nay kinh tế gia đình trở nên khấm khá hơn. Mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng, qua đó có thêm kinh tế nuôi các con ăn học, cuộc sống tinh thần, vật chấtt ngày một cải thiện…” anh Luyện bộc bạch thêm.

vna_potal_hieu_qua_sau_10_nam_thuc_hien_chi_thi_40-cttw_cua_ban_bi_thu_tw_dang_trong_hoat_dong_tin_dung_chinh_sach_o_phu_tho_7469011.jpg
Mô hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm của anh Nguyên Văn Thanh, khu Ngọc Đồng, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn vay vốn từ tín dụng chính sách, đã tạo việc làm cho 5 – 7 lao động tại địa phương. Ảnh: Tạ Toàn – TTXVN

Ông Trần Xuân Huế, Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách huyện Yên Lập chia sẻ, nguồn vốn ưu đãi được coi như “chìa khóa” mở cửa thoát nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, nhất là cho bà con vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Tính đến hết 30/4/2024, tổng dự nợ của đơn vị đạt hơn 702 tỷ đồng với 11.284 khách hàng được vay vốn. Từ nguồn vốn vay, đã góp phần giúp cho 2.055 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 1.811 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 720 lượt lao động được vay vốn tạo việc làm…

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị 40, cấp uỷ, chính quyền huyện Thanh Sơn tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ. Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác các cấp tiếp tục quan tâm phối hợp thực hiện các chương trình tín dụng chính sách; tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội; chỉ đạo, giám sát việc bình xét các đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay hiệu quả

Ông Nguyễn Quang Hải, Trưởng phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Thanh Sơn khẳng định, chính sách tín dụng xã hội đã góp phần giảm nghèo của huyện Thanh Sơn trong suốt những năm qua. Cùng với chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn lực khác của Trung ương, của tỉnh và của địa phương, nguồn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng để hàng năm huyện Thanh Sơn giảm nghèo đáng kể. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của Thanh Sơn còn 7,68% giảm hơn 13% so với năm 2014; tỷ lệ hộ cận nghèo 7,62% giảm gần 10% so với năm 2014…

Nâng cao hiệu quả vốn vay chính sách

Trong những năm qua, tín dụng chính sách do Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ thực hiện luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch, hoạt động thường xuyên. Nhờ vậy, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Theo ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách tỉnh Phú Thọ, Chỉ thị số 40-CT/TW đã mang lại những bước đột phá lớn cho hoạt động tín dụng chính sách. Từ việc nguồn vốn tín dụng chính sách chưa thực sự ổn định, phần lớn dựa vào ngân sách Trung ương chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.

vna_potal_hieu_qua_sau_10_nam_thuc_hien_chi_thi_40-cttw_cua_ban_bi_thu_tw_dang_trong_hoat_dong_tin_dung_chinh_sach_o_phu_tho_7469014.jpg
Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, anh Nguyên Văn Thanh, khu Ngọc Đồng, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn đã có thu nhập 140 triệu đồng/năm từ việc trồng, chăm sóc cây Nho xạ đen. Ảnh: Tạ Toàn - TTXVN

Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách cũng đã làm thay đổi một cách sâu sắc về nhận thức và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể cơ sở trong việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách xã hội cũng như hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn

Tính đến hết ngày 30/6/2024, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt trên 6.212 tỷ đồng, tăng 113,25% so với năm 2014. Thông qua các nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho trên 336.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay, đã góp phần giúp cho trên 48.200 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; gần 9.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; hơn 23.900 lao động có việc làm…

Ông Bùi Đức Thắng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Sơn cho biết, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện tập trung huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã ban hành; quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, nhất là những chương trình tín dụng mới, tiếp tục tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người dân khi vay vốn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn hiệu quả, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW, ông Trương Việt Phương, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ cho biết, thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ tiếp tục tập trung huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, nhất là những chương trình tín dụng mới; tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động của điểm giao dịch xã, phường, thị trấn; đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Toàn Đức

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm