Vốn tín dụng chính sách giúp 14.400 hộ ở Sóc Trăng thoát nghèo

Vốn tín dụng chính sách giúp 14.400 hộ ở Sóc Trăng thoát nghèo

Tại Sóc Trăng, nguồn vốn tín dụng chính sách được xem là điều kiện giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, chính sách phát triển kinh tế, tăng thu nhập ổn định đời sống vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, nhờ thực hiện hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 1,34% dân số.

Mô hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm của anh Nguyên Văn Thanh, khu Ngọc Đồng, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn vay vốn từ tín dụng chính sách, đã tạo việc làm cho 5 – 7 lao động tại địa phương. Ảnh: Tạ Toàn – TTXVN

Tạo đột phá cho tín dụng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Phú Thọ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Chỉ thị số 40-CT/TW: Bước đột phá trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội

Chỉ thị số 40-CT/TW: Bước đột phá trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội

Sau gần 10 năm thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã thúc đẩy mạnh mẽ tư duy và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh Nghệ An; qua đó đáp ứng nhu cầu vay vốn của gần 730.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Làm lại cuộc đời nhờ nguồn vốn chính sách xã hội ở huyện Sơn Dương

Làm lại cuộc đời nhờ nguồn vốn chính sách xã hội ở huyện Sơn Dương

Thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Quyết định số 22), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, đẩy mạnh tuyên truyền, rà soát, nhanh chóng đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến các đối tượng vay, giúp những người đã từng lầm lỡ vươn lên, gây dựng kinh kế, tái hòa nhập cộng đồng.

Người dân tộc thiểu số tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum là tỉnh có hơn 55% người đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhằm tạo điều kiện để người dân làm kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum đã triển khai rộng khắp Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Hiệu quả cho thấy, người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư vào xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.

Làm lại cuộc đời nhờ vốn vay chính sách ở Gia Lai

Làm lại cuộc đời nhờ vốn vay chính sách ở Gia Lai

Thực hiện Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, từ tháng 10/2023 đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai đã cho 55 người chấp hành xong án phạt tù vay vốn để tái hòa nhập cộng đồng và phát triển kinh tế.
Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững tại Đắk Lắk

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững tại Đắk Lắk

Triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 - 2030, tại tỉnh Đắk Lắk đã có hàng ngàn lượt hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác tại tỉnh Đắk Lắk được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo…
Hiệu quả chính sách tín dụng với người nghèo tại Long An

Hiệu quả chính sách tín dụng với người nghèo tại Long An

Với phương thức quản lý vốn và cách thức hoạt động nghiệp vụ đặc thù, trong hơn 20 năm qua, tỉnh Long An đã chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách đến các đối tượng thụ hưởng, tiết kiệm chi phí, tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ đó, chính quyền cơ sở có điều kiện gần dân hơn, kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn của người dân, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại địa phương.
Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn là "cầu nối" giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với người dân khi triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Ảnh: Thu Hiền-TTXVN

Nguồn vốn tín dụng chính sách tăng gấp gần 42 lần sau 20 năm

Sau 20 năm thực hiện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nguồn vốn tín dụng chính sách đã có sự tăng trưởng vượt bậc, gấp gần 42 lần so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước.
Bến Tre: Hiện thực ước mơ thoát nghèo của nơi đặc biệt khó khăn

Bến Tre: Hiện thực ước mơ thoát nghèo của nơi đặc biệt khó khăn

Sau 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định 78), nguồn vốn cho vay tín dụng chính sách đã đến với các người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhất là người dân tại các xã đặc biệt khó khăn, tạo đòn bẩy vươn lên trong cuộc sống. Điều này góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo anh sinh xã hội của tỉnh.
Nhiều hộ dân ở huyện vùng cao Mù Cang Chải được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Ảnh: Việt Dũng – TTXVN

Mạch nguồn tín dụng thoát nghèo ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đánh dấu sự ra đời của hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội. Tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, sau 20 năm thực hiện Nghị định này đã cho thấy những hiệu quả to lớn, thực sự trở thành chiếc "phao cứu sinh" giúp những hộ nghèo, đối tượng chính sách vươn lên trong cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện mỗi năm từ 6-8% và thay đổi bộ mặt nông thôn vùng cao.
Người dân phát triển chăn nuôi dê từ nguồn vốn vay ngân hàng chính sách xã hội. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu – TTXVN

Tín dụng chính sách thay đổi diện mạo huyện cửa ngõ Cù lao Minh

Những năm qua, tín dụng chính sách ở Mỏ Cày Bắc (tỉnh Bến Tre) được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống chính sách giảm nghèo tại huyện cửa ngõ khu vực Cù lao Minh. Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, hàng nghìn hộ dân ở huyện Mỏ Cày Bắc đã có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế. Qua đó đời sống người dân có nhiều khởi sắc, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện thuần nông.
Tăng mức cho vay đối với học sinh, sinh viên lên 4 triệu đồng/tháng

Tăng mức cho vay đối với học sinh, sinh viên lên 4 triệu đồng/tháng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 5/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, mức cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên. Như vậy, so với mức cũ đã áp dụng từ 1/12/2019, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên tăng thêm 1,5 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư vốn giúp nông dân cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN.

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ tín dụng, góp phần giảm nghèo bền vững

Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đã tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách. Bên cạnh nguồn vốn Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh còn huy động có hiệu quả các nguồn vốn trong xã hội. Điển hình là các tổ tiết kiệm và vay vốn được xem như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thông qua hoạt động của tổ, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được hướng dẫn, tạo điều kiện vay vốn kịp thời, cải thiện kinh tế gia đình.
Gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng theo NQ 68/NQ-CP đã đến tay người sử dụng lao động và lao động gặp khó bởi dịch COVID-19 ở Thanh Hoá. Ảnh :Ảnh: Khiếu Tư - TTXVN

Dự thảo quy định mới về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí

Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Ao nuôi Artemia của nông dân ở huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: Chanh Đa-TTXVN

Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở 5 lĩnh vực

Hiện nay, Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã bền vững trong các ngành, lĩnh vực và tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho nông dân góp phần tích cực thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh.
Người dân phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum làm thủ tục nhận tiền vay vốn tín dụng chính sách. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo ở Kon Tum

Kon Tum là tỉnh có tỉ lệ người dân là đồng bào dân tộc thiểu số cao (chiếm hơn 53%), nhận thức còn nhiều hạn chế nên kinh tế chậm phát triển, nhất là vùng sâu, vùng xa. Những năm qua, nhờ tuyên truyền, vận động, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đến được với nhiều bà con nhân dân và được sử dụng một cách có hiệu quả. Nhờ đó, kinh tế phát triển, tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm dần qua từng năm.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm Chỉ thị 40 –CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Sáng 15/7, tại Hà Nội và 63 điểm cầu trên toàn quốc, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tín dụng chính sách xã hội tạo nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tín dụng chính sách xã hội tạo nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. Giai đoạn từ năm 2016 đến ngày 31/8/2019, có gần 8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, với doanh số cho vay đạt 221.693 tỷ đồng; góp phần giúp trên 1,4 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 775 nghìn lao động; gần 200 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 4,9 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; trên 108 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo.
Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh đầu tư tín dụng nông thôn

Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh đầu tư tín dụng nông thôn

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2019, Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và mở rộng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân khu vực nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn và giảm nạn tín dụng đen tại khu vực này.
Tạo kênh dẫn vốn hiệu quả để đẩy lùi tín dụng đen ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Tạo kênh dẫn vốn hiệu quả để đẩy lùi tín dụng đen ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

"Cơn bão" tín dụng đen vẫn đang âm thầm len lỏi ở các làng quê. Dù đã có nhiều cảnh báo và ngành ngân hàng luôn quyết liệt vào cuộc nhưng câu chuyện này vẫn chưa có hồi kết. Chiếm khoảng 50% tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã và đang có những chiến lược cụ thể nhằm đẩy lùi tình trạng này.