Theo người dân Ngã Năm, hiện nay, dọc theo các tuyến kênh Bảy Oanh trên địa bàn ấp Long Phước và Tân Trung xã Long Bình, nguồn nước ô nhiễm có màu đỏ sậm và bốc mùi hôi rất khó chịu. Nguyên nhân do quá trình phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng kết hợp mưa lớn, nước từ đồng ruộng chảy ra kênh rạch. Nguồn nước ô nhiễm đã làm nhiều diện tích nuôi cá trong vèo, dọc theo tuyến kênh của bà con trong khu vực bị thiệt hại.
Ông Nguyễn Văn Chọn, ở ấp Long Phước, xã Long Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết, nguồn nước ô nhiễm nên cá trong vèo bị chết nhiều. Còn hộ ông Trương Văn Đông, ở khóm Tân Thành A, phường 2, thị xã Ngã Năm canh tác khoảng 400 gốc cam xoàn đang cho trái cũng lo ngại vì nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến vườn cây của gia đình.
Theo ông Đông, khi thấy nước có chuyển màu đỏ sẫm thì gia đình đã chủ động đắp cống nhằm tránh tình trạng nước vào vườn ảnh hưởng đến cây trồng. Nước ô nhiễm do người ta cắt lúa rồi đổ rơm rạ, tạp chất chảy ra sông, sự phân hủy của rơm rạ gây ngộ độc trong nước làm cá nổi lờ đờ và chết nên ông mới đắp cống lại cho an toàn.
Theo ngành chức năng thị xã Ngã Năm, nguồn nước ô nhiễm trên các tuyến sông, kênh, rạch với chiều dài khoảng 25km, tập trung nhiều tại phường 1, phường 2, phường 3 và xã Long Bình, xã Tân Long, Vĩnh Quới của thị xã Ngã Năm. Đặc biệt, có nơi nước có màu đen, bốc mùi hôi và nhiều loại cá nổi đầu hay bị chết. Trước tình hình đó, UBND thị xã Ngã Năm đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và UBND các xã, phường triển khai các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tác hại do ô nhiễm.
Hiện tại, địa phương cũng đang vận động nhân dân di dời những vèo cá nuôi dưới kênh, rạch lên ao mương; đồng thời, chỉ đạo ban quản lý các trạm bơm, tổ hợp tác đê bao khép kín đã thu hoạch lúa xong đóng cống lại nhằm giảm lượng nước ô nhiễm từ trên đồng xuống sông và kênh rạch.
Ngoài các biện pháp khắc phục tại chỗ, UBND thị xã Ngã Năm đã chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với ngành chuyên môn huyện Mỹ Tú để mở cống Mỹ Phước và Ban điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu để điều tiết nước ô nhiễm ra khỏi địa bàn. Thị xã cũng kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ các giải pháp khắc phục nhằm sớm đem lại nguồn nước sạch cho bà con sản xuất…/.
Ông Nguyễn Văn Chọn, ở ấp Long Phước, xã Long Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết, nguồn nước ô nhiễm nên cá trong vèo bị chết nhiều. Còn hộ ông Trương Văn Đông, ở khóm Tân Thành A, phường 2, thị xã Ngã Năm canh tác khoảng 400 gốc cam xoàn đang cho trái cũng lo ngại vì nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến vườn cây của gia đình.
Theo ông Đông, khi thấy nước có chuyển màu đỏ sẫm thì gia đình đã chủ động đắp cống nhằm tránh tình trạng nước vào vườn ảnh hưởng đến cây trồng. Nước ô nhiễm do người ta cắt lúa rồi đổ rơm rạ, tạp chất chảy ra sông, sự phân hủy của rơm rạ gây ngộ độc trong nước làm cá nổi lờ đờ và chết nên ông mới đắp cống lại cho an toàn.
Theo ngành chức năng thị xã Ngã Năm, nguồn nước ô nhiễm trên các tuyến sông, kênh, rạch với chiều dài khoảng 25km, tập trung nhiều tại phường 1, phường 2, phường 3 và xã Long Bình, xã Tân Long, Vĩnh Quới của thị xã Ngã Năm. Đặc biệt, có nơi nước có màu đen, bốc mùi hôi và nhiều loại cá nổi đầu hay bị chết. Trước tình hình đó, UBND thị xã Ngã Năm đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và UBND các xã, phường triển khai các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tác hại do ô nhiễm.
Hiện tại, địa phương cũng đang vận động nhân dân di dời những vèo cá nuôi dưới kênh, rạch lên ao mương; đồng thời, chỉ đạo ban quản lý các trạm bơm, tổ hợp tác đê bao khép kín đã thu hoạch lúa xong đóng cống lại nhằm giảm lượng nước ô nhiễm từ trên đồng xuống sông và kênh rạch.
Ngoài các biện pháp khắc phục tại chỗ, UBND thị xã Ngã Năm đã chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với ngành chuyên môn huyện Mỹ Tú để mở cống Mỹ Phước và Ban điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu để điều tiết nước ô nhiễm ra khỏi địa bàn. Thị xã cũng kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ các giải pháp khắc phục nhằm sớm đem lại nguồn nước sạch cho bà con sản xuất…/.
Trung Hiếu