Bắt đầu từ cảm nhận của đầu bếp trưởng Theign Yie Phan của tại nhà hàng bánh mì mang hơi hướng Sài Gòn xưa giữa vùng đô thị Wan Chai sầm uất ở Hong Kong (Trung Quốc), bánh mì Việt Nam hiện lên đầy màu sắc và hương vị trên từng câu chữ, đúng tinh thần một "món ăn vặt hảo hạng, ăn hoài không chán". Dưới ngòi bút của tác giả, bánh mì kẹp Việt Nam hiện ra như một bức tranh lập thể đầy màu sắc cuốn hút. Đó là phần vỏ là bánh mì kiểu Pháp màu vàng và bên trong là bản hòa ca giữa màu vàng nâu của từng lớp thịt thơm ngậy, màu xanh non của rau thơm, màu trắng điểm xanh của vài lát dưa chuột lẫn với những sợi cà rốt. Không chỉ đẹp về hình thức, mùi vị của bánh mì kẹp Việt Nam mới là điểm hấp dẫn ấn tượng với thực khách. Đó là lớp vỏ bánh nóng ròn bên ngoài, sự đậm đà của lớp thịt bên trong và vị chua độc đáo của những loại rau quả tươi hoặc đã được trộn theo kiểu salad. Bài báo có đoạn viết bánh mì không chỉ là niềm yêu thích của riêng một đầu bếp nào mà đó là món ăn đã đi lên từ những ngày đầu khiêm tốn len lỏi trên các con phố nhỏ của Sài Gòn xưa tới khi được cả thế giới biết đến và ưa chuộng- như một cách khác để kể về lịch sử Việt Nam hiện đại.
Với sự ngưỡng mộ và tò mò về một món ăn Việt Nam nhưng lại có sự kết hợp thú vị giữa các hương vị Việt đan xen với vỏ bánh kiểu Pháp và cách trình bày kiểu bánh kẹp, tác giả bài viết đã tìm về lịch sử ra đời loại bánh này với những thông tin tư liệu được một chủ nhà hàng nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. Từ đó bài viết phản ánh sự sáng tạo của các đầu bếp Việt trong thời kỳ Pháp thuộc khoảng hơn 130 năm về trước. Những đầu bếp người Việt nấu ăn cho người Pháp đã học được cách làm bánh mì và "gia giảm" công thức sao cho phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam, cách chế biến thực phẩm thay thế công thức gốc của người Pháp sao cho phù hợp với thị hiếu và "ví tiền" của người dân. Tới khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, bánh mì kẹp phiên bản Việt Nam đã bắt đầu đến với những thực khách bình dân.
Từ Sài Gòn, bánh mì kẹp được những người dân ở cả ba miền chế biến và điều chỉnh để phù hợp hơn với từng vùng. Bánh mì Việt Nam đã bắt đầu từ những gánh hàng rong khiêm tốn len lỏi trên các con phố nhỏ dần tìm đường tới những quốc gia có người Việt trên toàn thế giới như Australia hay Mỹ. Tại Mỹ, bánh mì - món ăn bình dân của Việt Nam, không ít lần xuất hiện trên các chuyên mục ẩm thực của báo chí chính thống. Trong đó phải kể đến những chương trình ẩm thực, những bài viết văn hóa du lịch ẩm thực của một trong những đầu bếp có ảnh hưởng nhất trên thế giới Anthony Bourdain đã lan tỏa sự "mê mẩn" bánh mì Việt Nam tới nhiều khán giả xem truyền hình "xứ cờ hoa" .
Theign Yie Phan cũng bắt đầu biết đến bánh mì Việt Nam trong thời gian học đại học tại Mỹ, khi bánh mì xuất hiện ở hầu hết các con phố ẩm thực trong khuôn viên các trường đại học tại đất nước cách Việt Nam nửa vòng Trái Đất này. Theo cô, bánh mì Việt Nam sẽ ngày càng được đón nhận tại Mỹ bởi sự sáng tạo của người Việt đã đưa những hương vị rất Việt Nam nhưng được chế biến và kết hợp theo công thức Tây khiến món ăn này trở nên thật "dễ gần" ở trời Tây. Cô tin rằng sự sáng tạo này sẽ đưa bánh mì Việt Nam tiếp tục vươn xa trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Với sự ngưỡng mộ và tò mò về một món ăn Việt Nam nhưng lại có sự kết hợp thú vị giữa các hương vị Việt đan xen với vỏ bánh kiểu Pháp và cách trình bày kiểu bánh kẹp, tác giả bài viết đã tìm về lịch sử ra đời loại bánh này với những thông tin tư liệu được một chủ nhà hàng nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. Từ đó bài viết phản ánh sự sáng tạo của các đầu bếp Việt trong thời kỳ Pháp thuộc khoảng hơn 130 năm về trước. Những đầu bếp người Việt nấu ăn cho người Pháp đã học được cách làm bánh mì và "gia giảm" công thức sao cho phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam, cách chế biến thực phẩm thay thế công thức gốc của người Pháp sao cho phù hợp với thị hiếu và "ví tiền" của người dân. Tới khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, bánh mì kẹp phiên bản Việt Nam đã bắt đầu đến với những thực khách bình dân.
Từ Sài Gòn, bánh mì kẹp được những người dân ở cả ba miền chế biến và điều chỉnh để phù hợp hơn với từng vùng. Bánh mì Việt Nam đã bắt đầu từ những gánh hàng rong khiêm tốn len lỏi trên các con phố nhỏ dần tìm đường tới những quốc gia có người Việt trên toàn thế giới như Australia hay Mỹ. Tại Mỹ, bánh mì - món ăn bình dân của Việt Nam, không ít lần xuất hiện trên các chuyên mục ẩm thực của báo chí chính thống. Trong đó phải kể đến những chương trình ẩm thực, những bài viết văn hóa du lịch ẩm thực của một trong những đầu bếp có ảnh hưởng nhất trên thế giới Anthony Bourdain đã lan tỏa sự "mê mẩn" bánh mì Việt Nam tới nhiều khán giả xem truyền hình "xứ cờ hoa" .
Theign Yie Phan cũng bắt đầu biết đến bánh mì Việt Nam trong thời gian học đại học tại Mỹ, khi bánh mì xuất hiện ở hầu hết các con phố ẩm thực trong khuôn viên các trường đại học tại đất nước cách Việt Nam nửa vòng Trái Đất này. Theo cô, bánh mì Việt Nam sẽ ngày càng được đón nhận tại Mỹ bởi sự sáng tạo của người Việt đã đưa những hương vị rất Việt Nam nhưng được chế biến và kết hợp theo công thức Tây khiến món ăn này trở nên thật "dễ gần" ở trời Tây. Cô tin rằng sự sáng tạo này sẽ đưa bánh mì Việt Nam tiếp tục vươn xa trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Lê Ánh