Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tuổi trẻ Bắc Ninh bằng những việc làm cụ thể, đóng góp vào phong trào trên địa bàn.
Chiều 11/2, tại Văn Miếu Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức Khai mạc trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh; ra mắt Câu lạc bộ Thư pháp Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Ninh vừa công nhận thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh đã công nhận được 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong tổng số 66 xã (đạt 33,3%).
Tối 14/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc Liên hoan Du lịch, Ẩm thực - Làng nghề Bắc Ninh năm 2024. Đây là hoạt động nhằm kỷ niệm 15 năm di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESSCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ngày 13/10, tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Trưng bày tư liệu với chủ đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2009-2024).
Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.
Chung tay vì nhân dân vùng bão lũ là hoạt động đang được các tỉnh, thành phố trong cả nước tích cực thực hiện, nhằm giúp người dân khó khăn ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa có thông báo về việc lưu ý những thông tin trên mạng xã hội không chính xác về tình hình lũ lụt. Do ảnh hưởng mưa của bão số 3, lũ sông Cầu đang lên, tất cả các lực lượng tham gia tuần tra, canh gác đang thực hiện nghiêm túc chế độ tuần tra, canh gác đê theo đúng cấp báo động. Đến nay, chưa có sự cố nào về đê điều xảy ra trên tuyến đê hữu Cầu.
Nhân dịp chào mừng Quốc khánh 2/9, nằm trong khuôn khổ các hoạt động của sự kiện Trưng bày “ Không gian văn hóa, du lịch Bắc Ninh trong lòng Hà Nội” năm 2024, tại làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), bà con làng Hữu Chấp, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã giới thiệu nghi lễ, trò chơi kéo co bằng tre có truyền thống gần 400 năm đặc sắc của xứ Kinh Bắc.
Nhân dịp Quốc khánh 2/9, ngày 31/8, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức khu trưng bày “Không gian văn hóa, du lịch Bắc Ninh trong lòng Hà Nội”, nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị tiêu biểu về di sản văn hóa và du lịch Bắc Ninh đến rộng rãi nhân dân và du khách.
Nắm bắt nhu cầu vui chơi của thanh, thiếu nhi, hè 2024, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, các tổ chức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức nhiều sân chơi, đa dạng hóa các hoạt động, qua đó không chỉ tạo sân chơi lành mạnh, còn góp phần cùng gia đình, địa phương quản lý, giáo dục thanh thiếu nhi.
Ngày 13/5, tại chùa Dâu, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh diễn ra Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận Bảo vật quốc gia đối với Mộc bản chùa Dâu và khai mạc Lễ hội chùa Dâu năm 2024.
Năm 2009, UNESCO đã công nhận quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hát quan họ xuất phát từ tục hát canh - tục hát cổ nhất của quan họ ở làng Diềm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Đến nay, nơi đây vẫn lưu giữ các điệu tục hát cổ này như một phần quý giá của văn hóa Việt Nam.
Ngày 21/3, tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức chương trình ký kết về phát triển du lịch, quảng bá tranh dân gian Đông Hồ với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển giáo dục và du lịch Sun Star. Đây là một trong những hoạt động tích cực của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như tỉnh Bắc Ninh trong công tác bảo tồn, phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, khi nghề này đang có nguy cơ mai một, cần bảo vệ khẩn cấp.
Ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại làng Viêm Xá (làng Diềm), xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh), lễ hội làng Diềm lại được tổ chức để tưởng nhớ Đức Vua Bà, Thủy tổ khởi sinh ra quan họ. Trong lễ hội, nghi lễ cướp cầu để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, thuận lợi trong sản xuất được bà con gìn giữ và trở thành phong tục đẹp trong lễ hồi đầu xuân của làng.
Ngày 15/3 (tức mùng 6 tháng 2 âm lịch), lễ hội làng Viêm Xá (hay còn gọi là lễ hội làng Diềm) diễn ra tại phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Đây là một trong những lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể năm 2016.
Đến thăm Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh) vào một ngày đầu Xuân, trong bầu không khí lễ hội đậm chất văn hóa Bắc Bộ, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những cổ vật quý của nhà sưu tập Nguyễn Thế Hồng.
Đêm 12 tháng Giêng hằng năm, hát canh Quan họ - tục hát cổ nhất của Quan họ Bắc Ninh được tổ chức tại một số gia đình ở thị trấn Lim. Hát canh Quan họ với nét đặc trưng là các liền anh, liền chị sẽ ngồi xuống chiếu hát đối đáp. Giọng hát chậm rãi, vang, rền, nền, nảy của các liền anh, liền chị càng réo rắt, chạm đến tâm can người nghe. Canh quan họ chỉ kết thúc khi hai bên hết câu đối đáp và bên trai không giữ được bên gái ra về. Người Bắc Ninh với tâm hồn dân dã đầy nhiệt huyết đang ngày ngày lưu giữ những làn điệu Quan họ - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại để lan toả văn hoá và truyền dạy cho thế hệ tương lai.
Chỉ họp duy nhất một lần vào đêm mùng 4 tháng Giêng mỗi năm, chợ Âm Dương tại làng Ó (nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) mang đầy vẻ huyền bí, "ma mị" đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây.
Ngày 13/2 (mùng 4 Tết), người dân phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nô nức tổ chức Lễ hội Rước pháo. Đây là một trong những lễ hội được tổ chức sớm nhất trong năm và có nhiều nét văn hoá đặc sắc, nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo du khách.
Ở Việt Nam, rồng là linh vật thân thuộc trong cuộc sống của người dân. Từ xa xưa, rồng đã được các nhà điêu khắc, họa sĩ vẽ, chạm trổ, đắp, gò, đan, thêu, tết... tạo nên dáng vẻ kỳ diệu, dũng mãnh, oai nghiêm. Ngày nay, hình tượng rồng vẫn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận. Những người làm tranh dân gian Đông Hồ (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đang tích cực lưu giữ, sáng tạo chủ đề mới về rồng nhằm làm phong phú thêm dòng tranh này.
Bắc Ninh- vùng đất Kinh Bắc nổi tiếng là đất trăm nghề, trong đó có nghề làm hương đen ở làng Chóa, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong. Đây là loại hương được làm bằng chất liệu tự nhiên, gồm nhựa trám trộn lẫn than củi. Vì vậy, khi đốt lên hương có mùi thơm tự nhiên. Đối với người dân nơi đây, nghề làm hương đen không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn là văn hoá đặc trưng của truyền thống làng nghề. Cứ mỗi độ tháng 10 đến tháng 12 Âm lịch, người dân lại tất bật ngày đêm để đủ hàng cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán.
Với mong muốn tạo ra sản phẩm nước chấm độc đáo của người Kinh Bắc, anh Ngô Tiến Quyết (sinh năm 1989, khu phố Và, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã nghiên cứu, làm ra nước mắm cà cuống, mang lại giá trị ẩm thực, dinh dưỡng cao cho mọi người.
Ngày 1/12, Tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch “Bắc Ninh – điểm đến du lịch văn hóa, lễ hội, ẩm thực và làng nghề truyền thống” năm 2023.
Chợ tranh Đông Hồ, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trong những phiên chợ cổ, đặc biệt tại vùng quê Kinh Bắc. Cùng với thời gian, trải qua chiến tranh, phiên chợ không còn tổ chức nhưng những người quản lý, nhân dân nơi đây vẫn đau đáu được sống lại không khí xưa, quyết tâm bằng các giải pháp gìn giữ nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng chuối mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Quả chuối tươi của người dân Cảnh Hưng xuất hiện ở nhiều thị trường nhưng hiện vẫn chưa có bao bì hay tem nhãn thể hiện nguồn gốc xuất xứ. Do đó, việc bảo vệ và phát triển thương hiệu chuối Cảnh Hưng đang được người trồng chuối mong đợi nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thế mạnh của địa phương.