Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc, tưới tiêu, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng, phát triển hiệu quả vùng chuyên canh rau theo hướng an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong tình hình hạn mặn xâm nhập ngày càng phức tạp.
Vụ Đông năm 2024, tỉnh Yên Bái tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng cây rau màu đặc sản, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, đẩy mạnh liên kết sản xuất nhằm tăng năng suất và giá trị kinh tế. Đồng thời, tập trung hỗ trợ khôi phục sản xuất, bố trí cơ cấu giống phù hợp ở những vùng bị thiệt hại do mưa lũ, nhanh chóng tạo thu nhập và ổn định đời sống cho người dân.
Thời gian gần đây, tại Bạc Liêu giá nhiều loại rau màu liên tục sụt giảm, trong đó giảm mạnh nhất phải kể đến rau má, rau cần nước, cải ngọt, sà lách. Không chỉ giá cả sụt giảm mà thị trường tiêu thụ rau màu cũng gặp khó.
Hàng nghìn nông dân trong tỉnh Trà Vinh chuyên trồng màu thực phẩm phấn khởi nhờ giá rau màu các loại tăng cao từ trung tuần tháng 5 đến nay. Vui mừng nhất là đối với hộ nông dân có ít đất sản xuất, đất trồng lúa gò cao chuyển sang chuyên trồng rau màu cho thu nhập ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 so trồng lúa.
Nắng nóng gay gắt kéo dài hơn 2 tháng qua bên cạnh làm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhiều diện tích rau màu ở tỉnh Kiên Giang cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại làm giảm thu nhập, thất thu cho nông dân.
Hiện nông dân trồng rau màu các loại trên địa bàn tỉnh Bến Tre phấn khởi khi thu hoạch rau màu bán được giá cao do đang ở thời điểm mùa nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ gia tăng. Qua đó, nông dân có điều kiện thâm canh, tăng vụ, nhất là đưa cây màu xuống chân ruộng thay thế cho một vụ lúa ở những vùng khó khăn về nước tưới.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, năm 2023, việc chuyển đổi đất trồng mía, trồng lúa kém hiệu quả kinh sang nuôi thủy sản, cây ăn trái và chuyên rau màu đã đem lại nguồn thu nhập cao gấp 2 - 3 lần cho nông dân. Đặc biệt, mô hình trồng chuyên rau màu thực phẩm cho nông dân thu nhập 120 - 130 triệu đồng/ha/năm.
UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND về xây dựng và nhân rộng mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trong sản xuất lúa, cây ăn trái và rau màu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2030, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, thích ứng biến đổi khí hậu, tính đến đầu tháng 6/2023, nông dân Tiền Giang đã trồng gần 28.000 ha rau màu thực phẩm các loại, đạt khoảng 48% chỉ tiêu cả năm. Trong đó, diện tích rau màu thực phẩm đưa xuống luân canh trên những địa bàn khó khăn, ven biển… đạt trên 1.800 ha. Trước mắt, bà con đã thu hoạch gần 23.000 ha với sản lượng trên 496.000 tấn rau màu thực phẩm.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường tiêu thụ các mặt hàng rau, củ, quả tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh sản xuất đa dạng các sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, các loại rau màu trên địa bàn tỉnh đang có giá cao hơn so với mọi năm nên nông dân rất phấn khởi.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, vụ Hè Thu 2022, nông dân các huyện, thị ven biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang trồng trên 12.600 ha rau màu thực phẩm các loại; trong đó, có gần 2.600 ha rau màu trồng trên chân ruộng. Đến cuối tháng 8/2022, bà con đã cơ bản thu hoạch toàn bộ diện tích với sản lượng thu hoạch đạt trên 257.000 tấn rau màu hàng hóa cung ứng thị trường.
Tỉnh An Giang định hướng phát triển các vùng sản xuất chuyên canh rau màu quy mô lớn, rau màu công nghệ cao trọng điểm. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào sản xuất, xây dựng mã vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu và sản xuất theo chứng nhận.
Hơn tháng qua, rau cần nước và rau má tại tỉnh Bạc Liêu được thương lái thu mua tại vườn với giá từ 18.000-20.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân lãi khá cao nên rất phấn khởi, phần nào giải tỏa những khó khăn, ảnh hưởng do dịch bệnh, giãn cách xã hội thời gian qua.
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, nông dân Tiền Giang đã trồng được gần 49.000 ha rau màu; trong đó, có 5.245 ha rau màu trồng dưới chân ruộng theo các mô hình luân canh, chuyên canh trên nền đất lúa. Đến đầu tháng 9/2020, bà con thu hoạch được trên 41.000 ha với sản lượng rau màu các loại gần 815.000 tấn cung ứng thị trường.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh vừa khuyến cáo nông dân trong tỉnh ngưng triệt để xuống giống lúa vụ Đông Xuân 2019-2020, do mặn đã xâm nhập nội đồng, nguy cơ lúa bị thiệt hại do thiếu nước tưới. Nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu để đảm bảo đủ nước tưới cho vụ sản xuất này.
Hiện nay trên đồng ruộng ở một số địa phương đã xuất hiện một số loại bệnh như vàng lá, khô đầu lá, bạch tạng, xoăn chùn ngọn... trên rau màu. Bà con đã dùng mọi loại thuốc bảo vệ thực vật để phun nhưng đều không kết quả.
Theo ông Hà Tấn Việt - Chi cục trưởng Chi Cục Thủy lợi Sóc Trăng, mặc dù năm nay tình hình hạn mặn không gay gắt như những năm gần đây nhưng ngành nông nghiệp tỉnh vẫn chủ động thủy lợi nội đồng; tranh thủ trữ khi nước còn ngọt vào kênh mương phục vụ cho vụ lúa và rau màu trong 1 đến 2 tháng tới.
Mô hình trồng chuối kết hợp với trồng rau màu và nuôi cá đồng của anh Trần Thanh Hồng, ấp 14, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Khi mưa lớn kéo dài dẫn đến nhiều diện tích rau màu bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, bà con nông dân cần chủ động có những biện pháp tác động tích cực kịp thời nhằm giảm thiểu lượng rau màu bị thất thoát do úng hoặc bệnh hại. Các biện pháp tác động bao gồm:
Tỉnh Bắc Giang hiện có 118 cánh đồng mẫu với tổng diện tích khoảng 3.793 ha, chuyên sản xuất lúa lai chất lượng cao, khoai tây chế biến và các loại rau màu.