Số liệu về độ mặn ngày 1/3 cho thấy, độ mặn cao nhất trên Sông Hậu tại gần cửa biển Trần Đề là 12,6‰, thấp nhất là 7‰; tại Long Phú độ mặn cao nhất 9,7‰, thấp nhất là 4,3‰. Độ mặn cao nhất tại Đại Ngãi là 3,5‰, thấp nhất là 0,3‰. Tại An Lạc Tây huyện Kế Sách cao nhất là 0,3‰, thấp nhất là 0,0‰. Độ mặn cao nhất trên Sông Dù Tho tại Tham Đôn là 3,4‰, thấp nhất là 1,7‰. Tại Thạnh Phú (trên sông Nhu Gia), huyện Mỹ Xuyên cao nhất là 1‰, thấp nhất là 0,4‰.
Tại thành phố Sóc Trăng cao nhất là 1,4‰, thấp nhất là 0,8‰. Tại Ngã Năm giáp ranh Bạc Liêu cao nhất là 3,3‰… Các chỉ số này chỉ tương đương và thấp hơn cùng kỳ 2 năm gần đây. Tuy nhiên, do trong những ngày qua có nắng nóng và gió to nên độ mặn sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3 này, đỉnh điểm khô hạn và độ mặn cao sẽ rơi vào từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4.
Trước tình hình độ mặn tăng cao và tình hình hạn mặn có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân, ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi, khuyến cáo bà con hạn chế xuống giống lúa vụ 3 và trồng các loại cây ít sử dụng nước. Khuyến cáo người dân có ý thức tiết kiệm nước trong trồng trọt và tự trữ nước trong mương ruộng để phục vụ việc tưới tiêu.
Riêng với hệ thống thủy lợi kênh tạo nguồn, trữ nước của tỉnh, ngành thủy nông từ ngày 1/3 đã bắt đầu mở cống lấy nước vô để giữ lại như trên hệ thống cống Bà Xẩm, Cái Oanh ở Long Phú, công Cái Xe (Trần Đề), cống Bố Thảo (Mỹ Tú)… do đã lấy đầy nước nên cho đóng cống. Ngành chức năng cũng đề nghị nông dân trong khu vực huyện Trần Đề, Long Phú và Kế Sách, thường xuyên kiểm tra nguồn nước trên kênh rạch, trước khi lấy nước tưới và bơm trữ nước vào ao, ruộng, do hiện nay độ mặn ngoài sông đang tăng cao.
Hiện Sóc Trăng còn gần 110.000 ha lúa trên đồng, chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và hơn 30.000 ha rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, rất cần nước trong những ngày tới. Nếu không có đủ nước tưới và khống chế nước mặn xâm nhập vào thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, năng suất, sản lượng của bà con.
Tại thành phố Sóc Trăng cao nhất là 1,4‰, thấp nhất là 0,8‰. Tại Ngã Năm giáp ranh Bạc Liêu cao nhất là 3,3‰… Các chỉ số này chỉ tương đương và thấp hơn cùng kỳ 2 năm gần đây. Tuy nhiên, do trong những ngày qua có nắng nóng và gió to nên độ mặn sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3 này, đỉnh điểm khô hạn và độ mặn cao sẽ rơi vào từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4.
Thu hoạch lúa Hè -Thu tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: TTXVN |
Riêng với hệ thống thủy lợi kênh tạo nguồn, trữ nước của tỉnh, ngành thủy nông từ ngày 1/3 đã bắt đầu mở cống lấy nước vô để giữ lại như trên hệ thống cống Bà Xẩm, Cái Oanh ở Long Phú, công Cái Xe (Trần Đề), cống Bố Thảo (Mỹ Tú)… do đã lấy đầy nước nên cho đóng cống. Ngành chức năng cũng đề nghị nông dân trong khu vực huyện Trần Đề, Long Phú và Kế Sách, thường xuyên kiểm tra nguồn nước trên kênh rạch, trước khi lấy nước tưới và bơm trữ nước vào ao, ruộng, do hiện nay độ mặn ngoài sông đang tăng cao.
Hiện Sóc Trăng còn gần 110.000 ha lúa trên đồng, chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và hơn 30.000 ha rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, rất cần nước trong những ngày tới. Nếu không có đủ nước tưới và khống chế nước mặn xâm nhập vào thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, năng suất, sản lượng của bà con.
Trung Hiếu