Tiền Giang khuyến khích nông dân chuyển đổi trồng rau màu thích ứng biến đổi khí hậu

Tiền Giang khuyến khích nông dân chuyển đổi trồng rau màu thích ứng biến đổi khí hậu

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, thích ứng biến đổi khí hậu, tính đến đầu tháng 6/2023, nông dân Tiền Giang đã trồng gần 28.000 ha rau màu thực phẩm các loại, đạt khoảng 48% chỉ tiêu cả năm. Trong đó, diện tích rau màu thực phẩm đưa xuống luân canh trên những địa bàn khó khăn, ven biển… đạt trên 1.800 ha. Trước mắt, bà con đã thu hoạch gần 23.000 ha với sản lượng trên 496.000 tấn rau màu thực phẩm.

Tiền Giang khuyến khích nông dân chuyển đổi trồng rau màu thích ứng biến đổi khí hậu ảnh 1Sơ chế rau an toàn trước khi đưa ra thị trường ở Hợp tác xã rau an toàn Bình Nghị (Gò Công Đông). Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Trong năm 2023, nông dân Tiền Giang dự kiến trồng trên 55.000 ha rau màu và sản lượng thu hoạch trên 1 triệu tấn sản phẩm. Huyện Gò Công Đông nằm tiếp giáp biển Đông coi trọng việc phát triển cây màu tại những địa bàn ven biển khó khăn, thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai do hạn – mặn trong mùa khô hàng năm. Các xã ven biển như: Tân Thành, Tân Điền… đều chú trọng phát triển cây màu theo cơ cấu luân canh lúa + màu hoặc chuyên canh màu trên đất giồng cát ven biển, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân địa bàn khó khăn.

Hành tím Tân Điền, dưa hấu Đèn Đỏ (Tân Thành) là đặc sản miền biển Gò Công, nhiều năm nay đã khẳng định thương hiệu trên thị trường nhờ chất lượng ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, từ đầu năm đến nay, toàn huyện trồng được trên 6.220 ha rau màu thực phẩm; trong đó, có 130 ha xuống giống dưới chân ruộng, chủ yếu là dưa hấu và một số loại rau ăn quả: bầu, bí, mướp, khổ qua… Nông dân địa phương đã thu hoạch đạt sản lượng trên 115.00 tấn rau màu các loại.

Mùa khô hạn 2023, nhu cầu cao, nhưng lượng cung có hạn nên các loại rau màu thực phẩm có giá, nông dân lãi cao hơn hẳn trồng lúa năng suất cao.

Qua khảo sát của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, lợi nhuận từ trồng rau màu bình quân đạt trong khoảng 47,4 triệu đồng/ha/vụ đến 290 triệu đồng/ ha/vụ tùy theo loại màu, cao hơn từ 2,2 đến 13,3 lần so với lợi nhuận từ trồng lúa độc canh trước đây.

Các huyện, thị nằm trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía Đông tỉnh: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công quan tâm phát huy thế mạnh rau màu trong tái cơ cấu sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu. Tại đây, cây rau đang trở thành một trong những cây trồng chủ lực, cho thu nhập cao nên ngày càng tăng về diện tích, năng suất và chất lượng, chủng loại rau đa dạng và phong phú với khoảng 40 chủng loại: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, rau gia vị... đã khẳng định vai trò là một trong các thế mạnh về nông nghiệp hàng hóa của vùng duyên hải phía Đông.

Các địa phương cũng đã hình thành mạng lưới các tổ hợp tác, hợp tác xã chuyên canh rau màu, phát huy vai trò tích cực trong tổ chức lại sản xuất, tập hợp nông dân, mở rộng vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật trồng rau an toàn VietGAP đồng thời liên kết với các doanh nghiệp, bếp ăn tập thể giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa, bà con an tâm đẩy mạnh sản xuất.

Đặc biệt, việc liên kết trong sản xuất - tiêu thụ được các hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên canh rau màu hết sức chú trọng nhằm giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa. Nhiều năm nay, Hợp tác xã rau an toàn Gò Công (thị xã Gò Công), Hợp tác xã rau an toàn Thạnh Hưng (Gò Công Tây), Hợp tác xã rau an toàn Bình Nghị (Gò Công Đông), Hợp tác xã rau an toàn Tân Đông (Gò Công Đông), Hợp tác xã nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp Hòa Thạnh (Gò Công Tây), Hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, dịch vụ Phú Quới (Gò Công Tây)… đều ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ cung cấp rau an toàn cho các siêu thị, bếp ăn tập thề, cửa hàng kinh doanh nông sản sạch trong ngoài tỉnh. Nhờ vậy, lợi nhuận và hiệu quả kinh tế từ trồng rau màu cũng đã nâng lên, giúp nông dân các vùng rau màu chuyên canh ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.

Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn Hòa Thạnh (Bình Tân, Gò Công Tây) Nguyễn Thanh Quang cho biết, Hợp tác xã có quy mô 10 ha sản xuất theo tiêu chí an toàn VietGAP. Thông qua liên kết với các siêu thị, các bếp ăn tập thể… trung bình mỗi ngày Hợp tác xã cung cấp cho các đối tác 4 - 6 tấn rau an toàn, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 40 lao động với mức thu nhập 150.000 đồng đến 200.000 đồng/người/ngày.

Ông Nguyễn Thanh Quang chia sẻ, hiện nay, Hợp tác xã đầu tư 10 nhà lưới trồng rau an toàn VietGAP. Lợi ích của nhà lưới là giảm sâu bệnh, giảm chi phí, chủ động được mùa vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả cho người trồng rau. Trung bình, mỗi năm, nông dân quay vòng từ 8-10 lứa sản xuất tùy theo chủng loại rau. Lợi nhuận bình quân đạt 5 -7 triệu đồng/1.000 m2 đất canh tác/vụ sản xuất.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, tỉnh đã quy hoạch các vùng trồng rau màu trọng điểm: khu vực trung tâm gồm các huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho; các huyện ven biển phía Đông như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công… điều kiện sản xuất khó khăn, thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai hạn mặn.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều kỹ thuật canh tác tiên tiến được phổ cập như: trồng rau thủy canh, trồng rau trong nhà lưới, nhà màng; sử dụng màng phù nông nghiệp… Đồng thời, việc cơ giới hóa các khâu sản xuất từ làm đất đến phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, tự động hóa khâu tưới tiêu đang được nông dân các vùng chuyên canh rau màu tại Tiền Giang áp dụng rộng rãi. Qua đó, giúp nghề trồng rau màu phát triển bền vững, đáp ứng nguồn nông sản sạch, an toàn cho thị trường.


Minh Trí

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Năm 2025 là cột mốc đặc biệt khi những học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, giải đáp kịp thời những thắc mắc của các nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh.

Trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 100 cán bộ Đoàn xuất sắc

Trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 100 cán bộ Đoàn xuất sắc

Tối 18/3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm 94 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1941– 26/3/2025), trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025 cho 100 cán bộ đoàn xuất sắc toàn quốc.

Xe chở cột điện rơi xuống vực, 2 người tử vong

Xe chở cột điện rơi xuống vực, 2 người tử vong

Ngày 18/3, lãnh đạo UBND xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra 1 vụ xe chở cột điện rơi xuống vực. Vụ tai nạn làm 3 người trên xe thương vong, trong đó có 2 người tử vong tại chỗ.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 18/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn duy trì tình trạng rét, riêng Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét với nhiệt độ thấp nhất dao động từ 15-17 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa dông.

Lạng Sơn phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/9

Lạng Sơn phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/9

Chiều 17/3, tỉnh Lạng Sơn tổ chức tôn vinh, khen thưởng các tập thể đóng góp trong Chương trình "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát". Tại buổi lễ, 29 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có nhiều đóng góp trong phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học tại các trường miền núi Thanh Hóa

Nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học tại các trường miền núi Thanh Hóa

Dù ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nhưng thực tế, tình trạng thiếu trang thiết bị giảng dạy, cơ sở vật chất vẫn xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở các trường ở địa bàn miền núi. Hiện các nhà trường đang nỗ lực khắc phục tình trạng này, đảm bảo cho học sinh được học tập tốt.

Lâm Đồng: Giải tỏa hơn 9 ha rừng do doanh nghiệp để người dân lấn chiếm

Lâm Đồng: Giải tỏa hơn 9 ha rừng do doanh nghiệp để người dân lấn chiếm

Từ ngày 13 - 16/3, Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Phú Nông (Công ty An Phú Nông) phối hợp với các lực lượng chức năng xã Lộc Phú và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) tiến hành giải tỏa 9,21 ha đất rừng bị người dân lấn chiếm, vị trí tại các khoảnh 7, 8 và 11 Tiểu khu 443 (xã Lộc Phú) để bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, bảo vệ theo quy định. Lực lượng chức năng đã chặt bỏ toàn bộ số cây cà phê người dân trồng trái phép trên diện tích đất rừng lấn chiếm. Cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm và xã Lộc Phú đã có mặt đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình công ty giải tỏa cây trồng.

Sáng tạo trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ

Sáng tạo trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ

Nhiệt tình, trách nhiệm, đặc biệt yêu rừng, say mê giới thiệu với du khách bằng giọng điệu pha chút hóm hỉnh, hài hước những đặc tính của từng loài thực vật, động vật trong rừng ngập mặn là cảm nhận của chúng tôi về Thạc sĩ Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Trưởng phòng Quản lý Phát triển tài nguyên (Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh).

Trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền phòng, chống tin giả

Trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền phòng, chống tin giả

Ngày 15/3, Đoàn cơ sở Trung tâm Thông tin TTXVN khu vực Miền Trung - Tây Nguyên phối hợp với Cơ quan Thường trú TTXVN tại Phú Yên tổ chức Chương trình Trao tặng tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền “Nói không với Fake news” (Fake news - tin giả) cho học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Gần 8 năm làm Bí thư chi bộ bản Háng Blaha, Vàng A Hồng giúp trên 40 hộ dân trong bản thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 90% xuống còn khoảng 40%. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Nhân lên “Hạt giống đỏ” vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải

Trong công cuộc xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn quan tâm chú trọng phát triển đảng viên. Huyện đã có nhiều đảng viên dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và các phong trào thi đua; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, mở ra cơ hội để người dân tộc thiểu số tự tin, chủ động tham gia vào sự nghiệp chung.

Thời tiết ngày 16/3/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/3, phía Đông Bắc Bộ, Hà Nội và khu vực Bắc Trung Bộ sáng sớm có mưa và sương mù vào sáng sớm. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C. Các khu vực đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sau 50 năm giải phóng (24/3/1975-24/3/2025), tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.