Trong kháng chiến chống Mỹ, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang là địa bàn trọng điểm của tỉnh Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Ngày 22/8/1998, địa phương được công nhận danh hiệu xã “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Đến nay, xã Tăng Hòa đã trở thành một trong những địa phương điển hình ở vùng ngọt hóa Gò Công trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất, vững bước đạt chuẩn nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một vùng đất bị nước mặn xâm nhập, chiến tranh tàn phá nay trở thành một xã có kinh tế phát triển, xếp hạng Nhất trong phong trào thi đua của huyện Gò Công Đông được xem như một kỳ tích.
Là một trong những làng nghề truyền thống có từ lâu đời, làng nghề phơi cá khô ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang thu hút 38% trên tổng số 1.338 hộ dân trong khu vực làm nghề chế biến thủy sản, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 500 lao động cùng thu nhập trung bình từ 6-7 triệu đồng/tháng/người.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, thích ứng biến đổi khí hậu, tính đến đầu tháng 6/2023, nông dân Tiền Giang đã trồng gần 28.000 ha rau màu thực phẩm các loại, đạt khoảng 48% chỉ tiêu cả năm. Trong đó, diện tích rau màu thực phẩm đưa xuống luân canh trên những địa bàn khó khăn, ven biển… đạt trên 1.800 ha. Trước mắt, bà con đã thu hoạch gần 23.000 ha với sản lượng trên 496.000 tấn rau màu thực phẩm.
Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế thủy sản, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội khi tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID - 19, Tiền Giang quan tâm phát huy tiềm năng nuôi thủy sản xuất khẩu ở vùng sinh thái mặn, lợ đặc biệt là nuôi tôm thích ứng biến đổi khí hậu, tạo nguồn nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu vừa giúp nhân dân ven biển khó khăn sớm ổn định sản xuất và đời sống.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trước tình hình sạt lở bờ sông rạch đang diễn biến phức tạp, địa phương coi trọng thực thi cả hai giải pháp công trình và phi công trình khắc phục một cách căn cơ và hiệu quả, tùy theo đặc điểm và qui mô từng điểm sạt lở cụ thể.
Tiền Giang có 118 xã, chiếm 83,51% số xã trong tỉnh được công nhận đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao chiếm 6,99%. Toàn tỉnh có 5 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cấp huyện hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công, thành phố Mỹ Tho, hai huyện Chợ Gạo và Gò Công Đông. Tỉnh phấn đấu năm 2021 có thêm 13 xã đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới, 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, một huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Quí, địa phương đang tích cực khuyến khích nông dân các xã ven biển Gò Công chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai theo hướng phát huy tiềm năng đất đai, lao động; mở rộng diện tích cây trồng đặc sản chủ lực có giá trị kinh tế cao, phù hợp thổ nhưỡng đất đai nơi đây như: sơ ri, thanh long, cây có múi,…
Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Quí, địa phương đang khuyến cáo nông dân thực hiện những giải pháp chủ động đề phòng dịch bệnh cho nghêu trong mùa nắng nóng gay gắt.
Đặt chân đến xã Hưng Thạnh - xã vùng sâu của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hỏi “bà Sáu Thia” ai cũng biết. Bởi, đây là người phụ nữ nghèo đã tự nguyện dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn trẻ em vùng sông nước trong suốt 17 năm qua.
Theo ông Nguyễn Văn Quí, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, vụ nuôi năm 2019, nông dân địa phương đã thả nuôi 2.200 ha nghêu tập trung ở ven biển xã Tân Thành, phía bắc vàm Cửa Tiểu, tăng hơn năm trước 200 ha.
Do biến đổi khí hậu, đặc biệt là nạn xâm thực bởi sóng gió gây sạt lở nghiêm trọng khiến cho đai rừng phòng hộ ven biển Gò Công (tỉnh Tiền Giang) ngày càng mỏng. Ước tính, từ năm 2006 đến nay, rừng phòng hộ Gò Công mất gần 450 ha. Nhiều đoạn đê xung yếu thuộc địa bàn xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông đã mất hoàn toàn rừng phòng hộ.
Với ưu thế là tỉnh có nhiều khu du lịch sinh thái, điểm du lịch nổi tiếng như cồn Thới Sơn (xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho), chợ nổi Cái Bè (huyện Cái Bè), khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước), bãi biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông)... thời gian qua, Tiền Giang đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.