Bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch ở vùng cao Lai Châu

Huyện vùng cao Than Uyên (tỉnh Lai Châu) là nơi sinh sống của đông đồng bào dân tộc với sự đa dạng về sắc màu văn hóa. Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nhiều giải pháp đã và đang được huyện triển khai với những cách làm hay, thiết thực, phù hợp. Từ đó, tạo động lực phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

vna_potal_bao_ton_ban_sac_van_hoa_gan_voi_phat_trien_du_lich_o_vung_cao_lai_chau_7693778.jpg
Nghệ nhân truyền dạy thêu trang phục truyền thống của đồng bào Dân tộc Môn cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Tà Mung (Lai Châu). Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Điểm sáng bảo tồn bản sắc văn hóa

Một trong những giải pháp để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đã được huyện thực hiện hiệu quả thời gian qua là đưa các trò chơi dân gian, điệu múa, làn điệu dân ca, phong tục văn hóa, nghề truyền thống vào các hoạt động ngoại khóa và tiết học để duy trì, truyền lại cho thế hệ trẻ.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Tà Mung, các thầy cô đã có nhiều sáng kiến trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Không có kinh phí để mua sắm trang phục, nhạc cụ và thực hiện các không gian trưng bày văn hóa, các thầy cô giáo và học sinh nơi đây đã huy động, thành lập những câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như: Khâu thêu, văn nghệ, trò chơi dân gian, múa khèn, chợ phiên.

vna_potal_bao_ton_ban_sac_van_hoa_gan_voi_phat_trien_du_lich_o_vung_cao_lai_chau_7693780.jpg
Học sinh huyện Than Uyên (Lai Châu) chơi trò chơi Tó Má Lẹ, trò chơi dân gian của đồng bào Dân tộc Thái. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Em Lò Thị Ngọc (học sinh lớp 5A2, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Tà Mung) cho biết, ngoài học tập các môn chính, em còn được học khâu thêu, may vá, các tiết mục múa Thái, ném Pao của các bạn người Mông... Tại không gian văn hóa của nhà trường, chúng em được chia thành các nhóm để tự giới thiệu về dụng cụ, trang phục, nhạc cụ của dân tộc mình. Qua những buổi học này, em càng thêm tự hào về giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời mong muốn các tiết học này được duy trì và có nhiều bạn trẻ ở khắp mọi miền biết đến không gian văn hóa của nhà trường.

Thầy Thào A Rủa (giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Tà Mung) chia sẻ, đa phần học sinh của trường là người dân tộc. Là người dân tộc Mông nên thầy luôn mong muốn các em giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Từ mong muốn đó, thầy đã đề xuất nhà trường thành lập Câu lạc bộ múa khèn do thầy làm chủ nhiệm và trực tiếp truyền dạy cho học sinh.

vna_potal_bao_ton_ban_sac_van_hoa_gan_voi_phat_trien_du_lich_o_vung_cao_lai_chau_7693782.jpg
Giáo viên trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Tà Mung (Than Uyên, Lai Châu) giới thiệu về trang phục truyền thống của Dân tộc Thái cho học sinh giời học ngoại khóa. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Tại không gian văn hóa của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Tà Mung, học sinh đang được thầy cô truyền dạy những làn điệu sáo, khèn và các tiết mục văn nghệ truyền thống. Em Hà Thị Kiều Như (dân tộc Thái, học sinh lớp 8A2, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Tà Mung) cho biết, em rất vui và tự hào khi được học múa, hát những bài hát truyền thống của dân tộc mình. Em mong muốn những điệu múa, câu hát của dân tộc mình sẽ được bảo tồn và ngày càng lan tỏa.

Thầy Phạm Văn Mạnh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Tà Mung cho hay, không gian văn hóa được nhà trường thành lập để tổ chức các hoạt động giáo dục, hướng dẫn học sinh những điệu múa, điệu xòe, các trò chơi đặc trưng của dân tộc, giới thiệu nét độc đáo văn hóa thông qua trình diễn các trang phục; khuyến khích các em tham gia tìm hiểu và học hát các làn điệu dân ca của địa phương. Qua đó, các em thêm hiểu biết, có ý thức giữ gìn, phát huy những nét văn hóa của dân tộc.

vna_potal_bao_ton_ban_sac_van_hoa_gan_voi_phat_trien_du_lich_o_vung_cao_lai_chau_7693768.jpg
Học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở xã Tà Mung (Lai Châu) được học những điệu làn điệu, điệu múa của dân tộc Thái. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong trường học được đẩy mạnh, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục cho học sinh toàn huyện. Đến nay, tất cả 23 trường tiểu học, trung học cơ sở của huyện đã thành lập các câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với hơn 7.000 học sinh tham gia; 22 trong tổng số 35 trường học đã xây dựng không gian văn hóa riêng. Các trường còn lại lồng ghép không gian văn hóa trong “Góc cộng đồng” của thư viện hoặc trong lớp học. Bình quân các trường đều tổ chức ít nhất một lần/tuần hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian trong các buổi chào cờ đầu tuần, hoạt động giữa giờ, các dịp lễ lớn, các hoạt động giáo dục ngoài giờ. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 80% học sinh là người dân tộc thiểu số mặc trang phục của dân tộc mình trong ngày lễ, tiết chào cờ đầu tuần...

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên Đoàn Văn Đạt cho biết, để có được kết quả trên, Phòng đã thực hiện nhiều giải pháp; trong đó chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm tại nhà trường, tuyên truyền để nghệ nhân, nhân dân, cha mẹ học sinh am hiểu về văn hóa các dân tộc tham gia cùng các hoạt động bảo tồn văn hóa tại nhà trường. Phòng tổ chức tập huấn cho đội ngũ nòng cốt các trường, mời nghệ nhân Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian của huyện trực tiếp lên lớp. Bên cạnh đó, Phòng chỉ đạo các trường xây dựng không gian bảo tồn văn hóa các dân tộc để trưng bày các sản phẩm văn hóa các dân tộc và là địa điểm sinh hoạt cho các câu lạc bộ, tổ chức truyền dạy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp các dân tộc cho học sinh.

vna_potal_bao_ton_ban_sac_van_hoa_gan_voi_phat_trien_du_lich_o_vung_cao_lai_chau_7693784.jpg
Nghệ nhân hướng dẫn múa, thổi khèn Mông cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Tà Mung (Lai Châu). Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch

Thời gian qua, huyện Than Uyên đã có nhiều giải pháp bảo tồn văn hóa gắn với du lịch cộng đồng. Địa phương đã cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17/2/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 6/10/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện “Về phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với du lịch cộng đồng giai đoạn 2020 - 2025”; đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn triển khai. Huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia việc bảo tồn, đưa bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào vào phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn.

Bà Lương Thị Tý, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết, Than Uyên tiếp tục thực hiện, nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức các lễ hội; phục dựng và duy trì 4 không gian văn hóa của dân tộc: Thái, Mông, Dao, Khơ Mú. Địa phương duy trì hoạt động văn nghệ tại phố đi bộ có biểu diễn của các đội văn nghệ quần chúng đến từ các bản, khu dân cư thu hút du khách thưởng thức, trải nghiệm.

vna_potal_bao_ton_ban_sac_van_hoa_gan_voi_phat_trien_du_lich_o_vung_cao_lai_chau_7693786.jpg
Giáo viên âm nhạc hướng dẫn thổi sáo trúc cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở xã Tà Mung (Lai Châu). Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Từ năm 2024, được sự quan tâm của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã cho phép nâng quy mô tổ chức sự kiện mừng Tết Độc lập tại Than Uyên lên quy mô cấp tỉnh. Ngoài ra, công tác xây dựng các điểm du lịch gắn với bảo tồn văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện được chú trọng quan tâm thực hiện. Qua đó, bước đầu hình thành một số điểm du lịch cộng đồng như: Du lịch cộng đồng dân tộc Mông Bản Huổi B (xã Pha Mu); Chợ phiên bản Nậm Pắt (xã Tà Mung); Chợ đêm Ta Gia (xã Ta Gia); Du lịch cộng đồng bản Thẳm Phé (xã Mường Kim); Du lịch cộng đồng dân tộc Thái khu 9 (bản Khiêng), thị trấn Than Uyên. Ngoài ra, trên địa bàn còn hình thành một số điểm du lịch lòng hồ như: Làng cá Thẳm Phé gắn với Điểm du lịch cộng đồng bản Thẳm Phé, xã Mường Kim, tạo liên kết tuyến du lịch, trải nghiệm lòng hồ từ Thẳm Phé đến vịnh Pá Khôm, xã Pha Mu và ngược lại…

Theo bà Lương Thị Tý, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, hằng năm, huyện đã thu hút hàng vạn lượt du khách. Năm 2023, toàn huyện đã đón 238.000 lượt khách; trong đó, khách lưu trú là 39.383 lượt. Riêng 9 tháng năm 2024, số khách du lịch lưu trú đạt 41.878 lượt người; doanh thu từ du lịch đạt 44,7 tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của huyện.

vna_potal_van_hoa_soi_duong_nhon_nhip_cho_phien_ta_mung_o_lai_chau_7665363.jpg
Chợ phiên Tà Mung cũng là nơi thu hút đông đảo du khách đến mục sở thị những nét văn hóa đặc trưng của vùng cao Lai Châu nói riêng và Tây Bắc nói chung. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với du lịch trên địa bàn huyện đang dần đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, quảng bá hình ảnh quê hương và con người Than Uyên thân thiện tới du khách thập phương.

Việt Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Đón khách du lịch về Vĩnh Long vui Tết cổ truyền

Đón khách du lịch về Vĩnh Long vui Tết cổ truyền

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến tỉnh Vĩnh Long, bên cạnh việc tham quan ở những điểm, khu du lịch, du khách đã được trải nghiệm nhiều hoạt động đón Tết phong phú, đa dạng. Du khách vừa du Xuân vừa vui đón ngày Tết cổ truyền đậm đà bản sắc, phong vị quê hương của người dân miền Tây Nam Bộ.

Đắk Lắk: Đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch dịp Tết

Đắk Lắk: Đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch dịp Tết

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh đón tiếp ước đạt 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; trong đó, khách nội địa ước đón 177.000 lượt khách, khách quốc tế ước đón 3.000 lượt khách.

Khám phá vẻ đẹp danh thắng quốc gia hồ Đạ Tẻh

Khám phá vẻ đẹp danh thắng quốc gia hồ Đạ Tẻh

Hồ Đạ Tẻh (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Huoai) là một trong những công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Đạ Tẻh trước đây, góp phần cải tạo, làm thay đổi hệ sinh thái và cảnh quan môi trường tự nhiên.

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Tối 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Hội xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh năm 2025”.

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Chiều 1/2 (tức ngày 4 Tết năm Ất Ty), tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ hội Kéo co Hữu Chấp- một trong những lễ hội được tổ chức sớm trong năm 2025.

Hà Giang - Điểm đến hấp dẫn của du khách trong những ngày đầu Xuân

Hà Giang - Điểm đến hấp dẫn của du khách trong những ngày đầu Xuân

Mùa Xuân về, mang theo không khí tươi vui rộn ràng, cũng là lúc Hà Giang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đón Tết ở một vùng đất khác biệt, độc đáo. Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về Hà Giang để tận hưởng không gian thanh bình, khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi non biên cương và tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây.

Quảng trường Lâm Viên trưa mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Ảnh: baolamdong.vn

Đà Lạt tấp nập khách du Xuân ngày mùng 3 Tết

Ngày 31/1 (mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), du khách tấp nập đổ về tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy lượng du khách tăng cao nhưng vẫn không xảy ra tình trạng “cháy” phòng khách sạn hay quá tải các dịch vụ du lịch.

Cà đắng đùm lá chuối - món ăn dân dã của người Jrai

Cà đắng đùm lá chuối - món ăn dân dã của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai - dân tộc thiểu số đông nhất tại tỉnh Gia Lai, luôn mang đậm dấu ấn độc đáo với những món ăn dân dã nhưng đậm chất văn hóa truyền thống. Trong số đó, món cà đắng, lòng gà đùm lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo, gắn kết với thiên nhiên, là món ăn không thể thiếu trong đời sống hằng ngày và các dịp lễ Tết.

Hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Những cánh hoa anh đào đang khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về. Cùng với hoa mơ, hoa mận bung nở trắng khắp các cánh rừng, sắc hoa anh đào rực rỡ dưới ánh nắng nhẹ của mùa Xuân giúp Mộc Châu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương.

Sức hút của du lịch Bình Thuận dịp Tết

Sức hút của du lịch Bình Thuận dịp Tết

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Mũi Né (Bình Thuận) tiếp tục lọt top 10 điểm đến trong và ngoài nước được khách Việt yêu thích nhất do nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com công bố dựa vào lượt tìm kiếm. Điều này cho thấy “sức hút” của điểm đến Bình Thuận trên bản đồ du lịch Việt Nam. Cùng với đó, chuỗi hoạt động du lịch sôi động trong dịp Tết năm nay cùng với sự ra đời của Phố ẩm thực đêm Phan Thiết… là tín hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm mới; tạo sinh khí mới để ngành du lịch bứt phá.

"Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

"Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Tối 25/1, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội du lịch và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức khai mạc "Không gian chợ Tết xưa" nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa và quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.

Đồng Tháp: Khai mạc Đường hoa xuân Tết Ất Tỵ 2025

Đồng Tháp: Khai mạc Đường hoa xuân Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1, UBND thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp khai mạc Đường hoa xuân thành phố Cao Lãnh Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sen Hồng bứt phá - Vươn tới tương lai”. Đường hoa xuân được bố trí theo con đường Lý Thường Kiệt, Phường 1, với chiều dài hơn 500 m.

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh thông tin, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2025 tại Malaysia mới đây, Việt Nam có 17 đơn vị được trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 ở 4 hạng mục. Trong đó, điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) được nhận giải thưởng ở hạng mục Du lịch cộng đồng ASEAN - CBT ASEAN.

Tây Ninh rộn ràng khai mạc chợ hoa xuân với trên nửa triệu cây cảnh

Tây Ninh rộn ràng khai mạc chợ hoa xuân với trên nửa triệu cây cảnh

Tối 22/1, tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sắc Xuân trên thành phố Tây Ninh” đã được khai mạc với hơn 300 gian hàng. Trên 500.000 cây cảnh các loại như: Hoa đào, hoa mai, hoa giấy, cúc, vạn thọ, quất, trang và bon sai… được các nhà vườn trong tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa về phục vụ nhu cầu mua sắm và trưng bày của người nhân dân trong dịp Tết.

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Những ngày giữa tháng Chạp âm lịch (giữa tháng 1/2025), hoa Mai Anh Đào tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum bắt đầu nở rộ. Mùa hoa năm nay được đánh giá là khá đẹp so với những năm gần đây, hoa nở đều, bông lớn, giúp thị trấn Măng Đen “khoác” lên mình một màu áo mới. Tiết trời se lạnh, chỉ khoảng 14 độ C, cùng với sương mù vào sáng sớm, có nắng nhẹ vào buổi trưa giúp du khách tự do, thoải mái ngắm nhìn những cành hoa rực rỡ.

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.