Khai thác giá trị du lịch sinh thái hiếm có trong Vườn quốc gia Ba Bể

Trong năm nay, tỉnh Bắc Kạn đặt chỉ tiêu thu hút 6 dự án đầu tư thuê môi trường rừng và hoàn thành đầu tư phát triển, đưa vào hoạt động đối với 3 điểm du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Bể.

vna-potal-mo-duong-lon-danh-thuc-tiem-nang-du-lich-ho-ba-be-7298122.jpg
Du khách di chuyển bằng xuồng máy trong hồ Ba Bể. Ảnh: Nguyễn Công Hải - TTXVN

Vườn quốc gia Ba Bể là khu vực có những nét đặc trưng tự nhiên riêng biệt trên núi đá vôi, mang nhiều giá trị về cảnh quan độc đáo và đa dạng sinh học. Từ năm 1995, tại Hội nghị hồ nước ngọt thế giới diễn ra tại Hoa Kỳ đã công nhận hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Tháng 12/2003, Vườn quốc gia Ba Bể được Trung tâm Đa dạng sinh học Đông Nam Á (ACB) công nhận là Vườn Di sản thiên nhiên Đông Nam Á (AHP). Năm 2011, Ban Thư ký về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar) công nhận Vườn quốc gia Ba Bể là Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế - Khu Ramsar (thứ 1.938 của thế giới). Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ có quyết định công nhận Di tích quốc gia đặc biệt với hồ Ba Bể.

Nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan sinh thái còn nguyên sơ và lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Với lợi thế về tự nhiên và văn hóa bản địa, Vườn quốc gia Ba Bể còn nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch thu hút du khách như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan học tập, du lịch văn hóa, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm… Trong đó, du lịch sinh thái được phát triển dựa trên việc khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên và nhân văn; đồng thời góp phần bảo tồn, bảo vệ, tôn tạo các giá trị tự nhiên, văn hóa của địa phương.

Vườn quốc gia Ba Bể hằng năm đón hàng vạn lượt khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu, học tập. Tuy nhiên, những năm qua, việc đầu tư khai thác loại hình du lịch sinh thái ở khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có định hướng đầu tư hợp lý và chưa tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện. Đồng thời, đội ngũ các nhà quản lý và nhân viên làm việc trong ngành du lịch còn hạn chế kiến thức về du lịch sinh thái; sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch, trong đó có du lịch sinh thái khu vực Vườn quốc gia Ba Bể chưa cao. Đặc biệt, thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa được đầu tư đúng mức. Các sản phẩm du lịch đặc thù từ đa dạng sinh học, sinh thái cảnh quan nơi đây chưa được quản lý, khai thác sử dụng hợp lý, thiếu các điểm, khu du lịch hấp dẫn được quy hoạch mang tính chiến lược lâu dài...

Chính vì vậy, UBND tỉnh Bắc Kạn vừa quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó đến năm 2025, tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn đặt chỉ tiêu thu hút 6 dự án đầu tư thuê môi trường rừng và hoàn thành đầu tư phát triển, đưa vào hoạt động đối với 3 điểm du lịch sinh thái. Đồng thời, thu hút 150.000 lượt khách du lịch/năm; trong đó, khách quốc tế chiếm 10%, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 800 lao động...

Đến năm 2030, tỉnh thu hút 8 dự án đầu tư thuê môi trường rừng; thu hút 450.000 lượt khách du lịch/năm, trong đó khách quốc tế chiếm 20%; thu hút du khách lưu trú trong khu vực từ 3 ngày trở lên; tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.000 lao động. Các điểm du lịch, tuyến du lịch bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

Phạm vi thực hiện Đề án gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của Vườn Quốc gia Ba Bể với 10.048 ha, nằm ở 7 xã: Nam Mẫu, Khang Ninh, Thượng Giáo, Quảng Khê, Cao Thượng, Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể) và xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn).

Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn quốc gia Ba Bể sẽ là khuôn khổ, hành lang cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái, làm cơ sở quản lý các hoạt động du lịch; cơ sở pháp lý để xây dựng các dự án đầu tư phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu vực Vườn. Đề án còn là cơ sở để xác định giá trị của dịch vụ môi trường tự nhiên trong các sản phẩm du lịch, xây dựng các cơ chế chia sẻ lợi ích từ du lịch sinh thái cho cộng đồng và việc bảo tồn; qua đó góp phần giới thiệu giá trị đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, văn hóa bản địa, lịch sử của khu vực Vườn quốc gia Ba Bể tới du khách./.

Sơn Hải

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Sức hút của du lịch Bình Thuận dịp Tết

Sức hút của du lịch Bình Thuận dịp Tết

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Mũi Né (Bình Thuận) tiếp tục lọt top 10 điểm đến trong và ngoài nước được khách Việt yêu thích nhất do nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com công bố dựa vào lượt tìm kiếm. Điều này cho thấy “sức hút” của điểm đến Bình Thuận trên bản đồ du lịch Việt Nam. Cùng với đó, chuỗi hoạt động du lịch sôi động trong dịp Tết năm nay cùng với sự ra đời của Phố ẩm thực đêm Phan Thiết… là tín hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm mới; tạo sinh khí mới để ngành du lịch bứt phá.

"Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

"Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Tối 25/1, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội du lịch và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức khai mạc "Không gian chợ Tết xưa" nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa và quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.

Đồng Tháp: Khai mạc Đường hoa xuân Tết Ất Tỵ 2025

Đồng Tháp: Khai mạc Đường hoa xuân Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1, UBND thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp khai mạc Đường hoa xuân thành phố Cao Lãnh Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sen Hồng bứt phá - Vươn tới tương lai”. Đường hoa xuân được bố trí theo con đường Lý Thường Kiệt, Phường 1, với chiều dài hơn 500 m.

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh thông tin, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2025 tại Malaysia mới đây, Việt Nam có 17 đơn vị được trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 ở 4 hạng mục. Trong đó, điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) được nhận giải thưởng ở hạng mục Du lịch cộng đồng ASEAN - CBT ASEAN.

Tây Ninh rộn ràng khai mạc chợ hoa xuân với trên nửa triệu cây cảnh

Tây Ninh rộn ràng khai mạc chợ hoa xuân với trên nửa triệu cây cảnh

Tối 22/1, tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sắc Xuân trên thành phố Tây Ninh” đã được khai mạc với hơn 300 gian hàng. Trên 500.000 cây cảnh các loại như: Hoa đào, hoa mai, hoa giấy, cúc, vạn thọ, quất, trang và bon sai… được các nhà vườn trong tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa về phục vụ nhu cầu mua sắm và trưng bày của người nhân dân trong dịp Tết.

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Những ngày giữa tháng Chạp âm lịch (giữa tháng 1/2025), hoa Mai Anh Đào tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum bắt đầu nở rộ. Mùa hoa năm nay được đánh giá là khá đẹp so với những năm gần đây, hoa nở đều, bông lớn, giúp thị trấn Măng Đen “khoác” lên mình một màu áo mới. Tiết trời se lạnh, chỉ khoảng 14 độ C, cùng với sương mù vào sáng sớm, có nắng nhẹ vào buổi trưa giúp du khách tự do, thoải mái ngắm nhìn những cành hoa rực rỡ.

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với lợi thế có gần 28.000 km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng”.

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Ngày 1/1, trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, tỉnh Hà Giang hân hoan chào đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tham quan và trải nghiệm tại mảnh đất cực Bắc Tổ quốc. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức nhằm khởi đầu cho chuỗi hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong suốt năm 2025.

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Kết thúc năm 2024, lĩnh vực du lịch của vùng Đông Nam Bộ - khu vực kinh tế năng động của cả nước tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Phát huy kết quả đạt được, đồng thời nhìn rõ những “gam trầm” trong bức tranh sáng, năm 2025 các địa phương có giải pháp tăng sức hút, giữ vững vị thế du lịch Đông Nam Bộ trên bản đồ du lịch cả nước.