Du lịch Lai Châu khởi sắc

Du lịch Lai Châu khởi sắc

Xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, Lai Châu đã đẩy mạnh quảng bá, thu hút đầu tư, liên kết phát triển du lịch theo hướng bền vững, từng bước đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Du lịch Lai Châu khởi sắc ảnh 1Phụ nữ Thái hứng khởi tham gia trò chơi dân gian đánh đu. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN.

Những tín hiệu vui

Là huyện cửa ngõ của tỉnh Lai Châu, Tam Đường được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, tạo đà cho ngành “công nghiệp không khói”. Nhằm phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19, Tam Đường đã tổ chức các sự kiện thích ứng linh hoạt với dịch trong điều kiện bình thường; tạo “cơ chế mở” thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư đa dạng loại hình sản phẩm du lịch. Năm 2022, Công ty Viettrekking đã lập đoàn khảo sát Dự án leo núi tại Pu Ta Leng, Tả Liên Sơn, Ngũ Chỉ Sơn. Tập đoàn ALPHANAM khảo sát, đầu tư Dự án Động Tiên Sơn và các điểm check in ở đèo Hoàng Liên Sơn của huyện Tam Đường.

Với nhiều giải pháp cùng hoạt động xúc tiến, kích cầu du lịch, năm 2022, Tam Đường có 255.610 lượt khách du lịch đến tham quan, đạt 218% so với cùng kỳ 2021, đạt 170,4% so với kế hoạch năm. Doanh thu từ du lịch đạt 93,14 tỷ đồng, đạt 220,8% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 170,6% so với kế hoạch năm 2022.

Bà Tẩn Thị Quế, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tam Đường cho biết, năm 2022, lĩnh vực du lịch của huyện tiếp tục được phục hồi và tăng trưởng, tổng lượng khách du lịch đến với địa phương đạt 50% chỉ tiêu giai đoạn 2021 - 2025. Huyện đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch và đón nhiều tổ chức, cá nhân đến khảo sát, đầu tư vào hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và du lịch.

Shỉ sau 2 năm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 về “Phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với du lịch cộng đồng”, huyện Than Uyên đang là một trong những địa phương để lại nhiều dấu ấn với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, Than Uyên đã phục dựng thành công và duy trì nhiều nghi lễ, lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu như: Lễ hội Xòe Chiêng, lễ hội Lùng Tùng, lễ hội Hạn Khuống; thực hiện nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông; 100% trường Tiểu học, Trung học Cơ sở trên địa bàn xây dựng không gian văn hóa truyền thống các dân tộc.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên Lò Văn Hương cho hay, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với du lịch, năm 2022, huyện đã tổ chức nhiều sự kiện như Tuần Văn hóa du lịch, Tết Độc lập, chương trình chào năm mới 2023. Huyện đã đưa các tổ, đội văn nghệ, nhóm, câu lạc bộ ra trình diễn nhằm tạo sức lan tỏa đến khách du lịch.

Du lịch Lai Châu khởi sắc ảnh 2Mọi người cùng nhau nắm tham gia vòng xòe đoàn kết tại Lễ hội Lùng Tùng của người Thái ở Than Uyên. Ảnh: Nguyễn Oanh -TTXVN.

Cùng đó, Than Uyên chú trọng, xây dựng một số sản phẩm du lịch tạo thuận lợi để du khách tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm. Nổi bật là du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Huội Quảng - Bản Chát; Khu Di tích lịch sử văn hóa bản Lướt; làng cá Thẩm Phé; đồi thông khu 7; tham quan trải nghiệm du lịch lòng hồ vịnh Pá Khôm (xã Pha Mu)... Huyện tăng cường liên kết các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức sự kiện Tết Độc lập 2/9 gắn với Ngày hội văn hóa các dân tộc; trải nghiệm bay trực thăng ngắm toàn cảnh Than Uyên, lướt thuyền hơi, Jetkey trên hồ Than Uyên tại Chương trình Chào năm mới 2023. Nhờ vậy, năm 2022, Than Uyên có trên 94.300 lượt khách du lịch tới tham quan, trong đó khách lưu trú là hơn 27.430 lượt người.

Đẩy mạnh liên kết

Năm 2022 là năm tiên phong của ngành Du lịch tỉnh sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, góp phần đưa Lai Châu trở thành điểm đến được nhiều du khách biết đến. Trong năm, Lai Châu đã đón khoảng 762.000 lượt khách với tổng doanh thu trên 555 tỷ đồng, tăng 131,6% so với năm 2021, đạt 126,84% so với kế hoạch năm 2022. Riêng tháng 1/2023, toàn tỉnh ước đón 63.500 lượt khách, trong đó khách nội địa là 62.800 lượt, với tổng doanh thu ước đạt hơn 50 tỷ đồng.

Kết quả trên có được nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Tỉnh đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá, xúc tiến du lịch với các hãng lữ hành, du khách trong nước và quốc tế; đẩy mạnh khai thác sản phẩm chợ phiên vùng cao như chợ đêm San Thàng, chợ phiên Sìn Hồ, chợ phiên Sin Suối Hồ, chợ phiên Tà Mung…Điểm nhấn là sắc màu văn hóa truyền thống, ẩm thực và sản vật vùng cao.

Lai Châu có các chính sách quan tâm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đầu tư để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch. Theo ông Trần Quang Kháng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với các chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ của tỉnh, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với Lai Châu khảo sát, thực hiện các dự án du lịch bằng nguồn vốn ngoài ngân sách tăng rất nhanh. Khu Du lịch Cầu kính Rồng mây, khu du lịch đèo Ô Quý Hồ và dự án Vườn Địa đàng vừa được UBND tỉnh phê duyệt, quy hoạch phân khu.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2023, Lai Châu phấn đấu tổng lượt khách du lịch tăng 7,6% so với năm 2022. Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, để hoàn thành mục tiêu, tỉnh sẽ tiếp tục liên kết với các tỉnh trong khu vực và Thành phố Hồ Chí Minh. Trọng tâm là đổi mới các sản phẩm du lịch, tăng cường quảng bá du lịch, đặc biệt là phát huy tiền năng, lợi thế của khu vực Tây Bắc. Để phát triển du lịch, địa phương phải có sản phẩm khác biệt, đó là đưa khách du lịch đến với những đỉnh núi kỳ vĩ của Lai Châu gắn với tổ chức các sự kiện du lịch văn hóa, ẩm thực để thu hút nhiều khách đến với tỉnh trong thời gian tới.

Du lịch Lai Châu khởi sắc ảnh 3Điệu múa uyển chuyển mềm mại của phụ nữ dân tộc Hà Nhì phản ảnh về các hoạt động lao động sản xuất như hái lượm, hái quả. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Tỉnh tiếp tục đa dạng các hoạt động giới thiệu, quảng bá, xúc tiến; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tuyên truyền, quảng bá thông tin, hình ảnh trên các website du lịch của tỉnh, các ấn phẩm du lịch và tại các hội chợ, sự kiện du lịch lớn trong nước…với mục tiêu đưa Lai Châu trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn của du khách.

Đinh Thùy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với lợi thế có gần 28.000 km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng”.

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Ngày 1/1, trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, tỉnh Hà Giang hân hoan chào đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tham quan và trải nghiệm tại mảnh đất cực Bắc Tổ quốc. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức nhằm khởi đầu cho chuỗi hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong suốt năm 2025.

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Kết thúc năm 2024, lĩnh vực du lịch của vùng Đông Nam Bộ - khu vực kinh tế năng động của cả nước tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Phát huy kết quả đạt được, đồng thời nhìn rõ những “gam trầm” trong bức tranh sáng, năm 2025 các địa phương có giải pháp tăng sức hút, giữ vững vị thế du lịch Đông Nam Bộ trên bản đồ du lịch cả nước.

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn thu hút bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống đang dần trở thành thế mạnh để ngành du lịch Cao Bằng khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt…

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Tối 30/12, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức khai mạc Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều lần thứ 7 năm 2024.

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Từng là “vùng trũng” về du lịch nhưng trong năm 2024, ngành Du lịch Điện Biên đã vươn mình khẳng định là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách. Có thể khẳng định, việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” chính là bệ phóng vững chắc để ngành Du lịch có một năm bứt phá ngoạn mục với những con số ấn tượng và thành tựu đáng tự hào.

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Ngày 29/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu lần thứ Nhất. Đây là cơ hội để các hướng dẫn viên du lịch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, qua đó quảng bá hình ảnh đẹp, địa điểm du lịch hấp dẫn của Yên Bái đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, tại thành phố Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu, đánh dấu lần đầu tiên môn thể thao này xuất hiện tại thành phố Cần Thơ. Ngoài theo dõi cuộc đua, người dân và du khách còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác lướt sóng trên sông Hậu với những chiếc thuyền buồm hiện đại.

Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho: Tinh hoa từng sợi gạo

Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho: Tinh hoa từng sợi gạo

Nhằm tôn vinh thương hiệu “Hủ tiếu Mỹ Tho” trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 345 năm đô thị Mỹ Tho (1679 - 2024) gắn với xúc tiến du lịch và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, chiều 27/12, tại Công viên Tết Mậu Thân, UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức khai mạc Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho với chủ đề “Tinh hoa từng sợi gạo”.