Tỉnh Quảng Nam có hơn 1.830 ha rừng chuyển mục đích sử dụng phục vụ xây dựng 47 dự án về thủy điện, khai thác khoáng sản, phát triển du lịch, xây dựng các công trình công ích. Diện tích rừng này phần lớn có trạng thái là rừng phục hồi, rừng nghèo có trữ lượng gỗ thấp. Đề bù đắp diện tích rừng bị mất trên, tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt 40 phương án trồng rừng thay thế với tổng diện tích hơn 1.920 ha, tăng 85 ha so với diện tích chuyển đổi. Tính đến nay, tổng diện tích rừng trồng thay thế đã thực hiện của tỉnh Quảng Nam là 1.875 ha, đạt hơn 97% so với tổng diện tích kế hoạch trồng rừng thay thế của tỉnh. Hơn 48 ha diện tích còn lại sẽ được triển khai trồng vào cuối năm 2017. Mỗi phương án trồng rừng thay thế kéo dài 10 năm, gồm 1 năm trồng, 4 năm chăm sóc và 5 năm quản lý, bảo vệ.
Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam Lê Minh Hưng, có một số loại cây trồng trong giai đoạn đầu phát triển rất tốt nhưng sau đó bị thú rừng ăn, nhất là những cây có vị ngọt như cây lát hoa. Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo trồng dặm cây sao đen hoặc lim xanh thay thế cho những cây lát hoa bị thú rừng ăn. Ngoài ra, các huyện miền núi cao của tỉnh như Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My có lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn nên thực bì phát triển rất nhanh, bao phủ, lấn át không gian sống của các loại cây gỗ được trồng. Hiện nay, các đơn vị trồng rừng phải nâng số lần chăm sóc, phát thực bì từ 2 lên 3 lần/ năm.
Việc nộp tiền vào Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng của các dự án không tự tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm qua được thực hiện nghiêm túc. UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt 21 phương án nộp tiền về Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng với tổng số tiền hơn 101,6 tỷ đồng, đến nay các đơn vị đã nộp được hơn 93,3 tỷ đồng, số tiền còn lại do chưa đến kỳ hạn phải nộp.
Nhìn lại quá trình trồng rừng thay thế trong thời gian qua, Phó Giám đốc phụ trách Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh Nguyễn Vĩnh Hiền cho rằng, để trồng rừng thay thế đạt kết quả, khâu kiểm tra, giám sát ban đầu về cây giống, phân bón phải được thực hiện nghiêm túc. Với địa hình đồi núi cao, công nhân trồng rừng rất dễ làm ẩu, nếu không có sự giám sát thường xuyên của cán bộ kỹ thuật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rừng sau này. Việc trồng rừng thay thế là công trình lâm sinh mang tính đặc thù nhưng nhiều thủ tục hành chính hiện nay kéo dài, nhất là công tác đấu thầu, làm ảnh hưởng tới mùa vụ, tiến độ trồng rừng.
Tỉnh Quảng Nam cũng phải đối mặt với việc thiếu quỹ đất tại các địa phương miền núi trong trồng rừng thay thế. Năm 2017, tỉnh Quảng Nam đã phải giao 48 ha còn lại trong tổng diện tích phải trồng rừng thay thế của tỉnh từ các huyện miền núi về trồng tại rừng phòng hộ ven biển ở huyện Thăng Bình, Núi Thành, thành phố Tam Kỳ. Việc tranh chấp đất đai với người dân về khu vực trồng rừng thay thế cũng xảy ra.
Để trồng rừng thay thế đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam đang chỉ đạo các chủ đầu tư trồng rừng chú trọng chăm sóc, bảo vệ, có phương án trồng bổ sung đối với những cây bị chết, đảm bảo tỷ lệ mật độ cây sống góp phần bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam Lê Minh Hưng, có một số loại cây trồng trong giai đoạn đầu phát triển rất tốt nhưng sau đó bị thú rừng ăn, nhất là những cây có vị ngọt như cây lát hoa. Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo trồng dặm cây sao đen hoặc lim xanh thay thế cho những cây lát hoa bị thú rừng ăn. Ngoài ra, các huyện miền núi cao của tỉnh như Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My có lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn nên thực bì phát triển rất nhanh, bao phủ, lấn át không gian sống của các loại cây gỗ được trồng. Hiện nay, các đơn vị trồng rừng phải nâng số lần chăm sóc, phát thực bì từ 2 lên 3 lần/ năm.
Việc nộp tiền vào Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng của các dự án không tự tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm qua được thực hiện nghiêm túc. UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt 21 phương án nộp tiền về Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng với tổng số tiền hơn 101,6 tỷ đồng, đến nay các đơn vị đã nộp được hơn 93,3 tỷ đồng, số tiền còn lại do chưa đến kỳ hạn phải nộp.
Nhìn lại quá trình trồng rừng thay thế trong thời gian qua, Phó Giám đốc phụ trách Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh Nguyễn Vĩnh Hiền cho rằng, để trồng rừng thay thế đạt kết quả, khâu kiểm tra, giám sát ban đầu về cây giống, phân bón phải được thực hiện nghiêm túc. Với địa hình đồi núi cao, công nhân trồng rừng rất dễ làm ẩu, nếu không có sự giám sát thường xuyên của cán bộ kỹ thuật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rừng sau này. Việc trồng rừng thay thế là công trình lâm sinh mang tính đặc thù nhưng nhiều thủ tục hành chính hiện nay kéo dài, nhất là công tác đấu thầu, làm ảnh hưởng tới mùa vụ, tiến độ trồng rừng.
Tỉnh Quảng Nam cũng phải đối mặt với việc thiếu quỹ đất tại các địa phương miền núi trong trồng rừng thay thế. Năm 2017, tỉnh Quảng Nam đã phải giao 48 ha còn lại trong tổng diện tích phải trồng rừng thay thế của tỉnh từ các huyện miền núi về trồng tại rừng phòng hộ ven biển ở huyện Thăng Bình, Núi Thành, thành phố Tam Kỳ. Việc tranh chấp đất đai với người dân về khu vực trồng rừng thay thế cũng xảy ra.
Để trồng rừng thay thế đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam đang chỉ đạo các chủ đầu tư trồng rừng chú trọng chăm sóc, bảo vệ, có phương án trồng bổ sung đối với những cây bị chết, đảm bảo tỷ lệ mật độ cây sống góp phần bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Đỗ Trưởng