Địa điểm khai quật nằm gần khu vực biển ven Yeroskipou - ngoại ô Paphos. Theo nhận định của giới chuyên gia, nơi đây đã có quá trình phát triển liền mạch kể từ thời đại của thi hào Homer - tác giả nổi tiếng với 2 sử thi "Iliad" và "Odyssey". Bộ Cổ vật Cyprus cho biết việc xây dựng khách sạn đã bị đình chỉ để cơ quan chức năng hoàn tất khảo sát địa điểm này và bảo tồn các di tích.
Thông báo của bộ trên nêu rõ: "Sau khi hoàn thành giai đoạn khai quật, mọi thứ trở nên khá rõ ràng... rằng phần còn lại được tìm thấy là nền tảng của một quần thể thờ cúng lớn trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, không may bị phá hủy một cách có hệ thống trong quá khứ".
Theo nhận định của các chuyên gia, mặt sàn của quần thể này cho thấy nơi đây từng có một đền thờ theo phong cách Hy Lạp, được bao quanh bởi các cột, sân, các khu nhà ở, giếng nước và vườn cây, có thể thuộc Vương triều Ptolemy - khi người Hy Lạp cai trị Ai Cập và các vùng lân cận từ năm 305 trước Công nguyên đến năm 30 trước Công nguyên. Vương triều Ptolemy cũng là vương triều cuối cùng của Ai Cập cổ đại.
Dấu tích về những đường ống bằng đất cho thấy đường ống này có thể từng được sử dụng để phân phối một lượng nước lớn cho các khu vườn ở các khu vực lân cận ngôi đền này. Trong khi đó, sự tồn tại của các khu vườn có thể liên quan tới tên gọi của khu vực này (Ierokipia) và vùng ngoại ô của Yeroskipou, cả hai đều có nghĩa là "Vườn Thiêng" (Holy Gardens).
Thông báo của bộ trên nêu rõ: "Sau khi hoàn thành giai đoạn khai quật, mọi thứ trở nên khá rõ ràng... rằng phần còn lại được tìm thấy là nền tảng của một quần thể thờ cúng lớn trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, không may bị phá hủy một cách có hệ thống trong quá khứ".
Theo nhận định của các chuyên gia, mặt sàn của quần thể này cho thấy nơi đây từng có một đền thờ theo phong cách Hy Lạp, được bao quanh bởi các cột, sân, các khu nhà ở, giếng nước và vườn cây, có thể thuộc Vương triều Ptolemy - khi người Hy Lạp cai trị Ai Cập và các vùng lân cận từ năm 305 trước Công nguyên đến năm 30 trước Công nguyên. Vương triều Ptolemy cũng là vương triều cuối cùng của Ai Cập cổ đại.
Dấu tích về những đường ống bằng đất cho thấy đường ống này có thể từng được sử dụng để phân phối một lượng nước lớn cho các khu vườn ở các khu vực lân cận ngôi đền này. Trong khi đó, sự tồn tại của các khu vườn có thể liên quan tới tên gọi của khu vực này (Ierokipia) và vùng ngoại ô của Yeroskipou, cả hai đều có nghĩa là "Vườn Thiêng" (Holy Gardens).
Thanh Phương
TTXVN