Các sinh vật nhỏ bé nói trên thuộc nhóm sinh vật giáp xác "gammaridea" có khả năng sống khỏe trong các môi trường khác nhau từ núi cao cho tới biển sâu.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Phó Giáo sư Ko Tomikawa tại Đại học Hiroshima, cho biết một công viên hải dương tại tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản, đã liên hệ với các nhà nghiên cứu để hỏi về một loài sinh vật lạ đang sống trong miêng một con cá mập voi tại công viên này. Phó Giáo sư Ko Tomikawa cùng các cộng sự đã tìm hiểu và bất ngờ phát hiện khoảng 1.000 sinh vật giáp xác trong khe mang ở miệng cá mập voi này. Sinh vật thân màu nâu, dài khoảng 3-5cm, có lông ở chân giúp chúng quắp thức ăn là các chất hữu cơ.
Lý giải về việc các sinh vật này sống trong miệng cá mập voi, nhà nghiên cứu Ko Tomikawa cho rằng đây có thể là một môi trường sống lý tưởng vì chứa nguồn nước biển sạch cần thiết để hô hấp cũng như chứa nguồn thức ăn dồi dào. Miệng cá mập voi cũng là một môi trường an toàn đối với loài sinh vật trên vì không có bất cứ loài săn mồi nào.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Phó Giáo sư Ko Tomikawa tại Đại học Hiroshima, cho biết một công viên hải dương tại tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản, đã liên hệ với các nhà nghiên cứu để hỏi về một loài sinh vật lạ đang sống trong miêng một con cá mập voi tại công viên này. Phó Giáo sư Ko Tomikawa cùng các cộng sự đã tìm hiểu và bất ngờ phát hiện khoảng 1.000 sinh vật giáp xác trong khe mang ở miệng cá mập voi này. Sinh vật thân màu nâu, dài khoảng 3-5cm, có lông ở chân giúp chúng quắp thức ăn là các chất hữu cơ.
Lý giải về việc các sinh vật này sống trong miệng cá mập voi, nhà nghiên cứu Ko Tomikawa cho rằng đây có thể là một môi trường sống lý tưởng vì chứa nguồn nước biển sạch cần thiết để hô hấp cũng như chứa nguồn thức ăn dồi dào. Miệng cá mập voi cũng là một môi trường an toàn đối với loài sinh vật trên vì không có bất cứ loài săn mồi nào.
Minh Tâm