OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng

OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng có lịch sử hàng trăm năm tuổi và là một trong những làng nghề tinh hoa của Thăng Long - Hà Nội. Hai năm trở lại đây, làng nghề này có nhiều sản phẩm được công nhận 4 sao, tiềm năng 4 sao, 5 sao OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) không chỉ khẳng định giá trị sản phẩm mà còn góp phần chắp cánh cho thương hiệu gốm sứ Bát Tràng vươn xa... 

OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 1Ông Hà Văn Lâm - Phó Ban đại diện làng nghề gốm sứ Bát Tràng (bên trái) cùng nghệ nhân trẻ Nguyễn Danh Tú (Cơ sở sản xuất gốm sứ Tú Thu) giới thiệu với nhóm phóng viên về những chiếc đèn gốm thấu quang, một sản phẩm mới của làng nghề gốm sứ Bát Tràng, tiềm năng OCOP năm 2020.

Bát Tràng - tinh hoa làng nghề gốm sứ Hà Nội

Đã bao lần sang làng gốm sứ Bát Tràng nhưng lần nào cũng để lại trong tôi những cảm xúc khó tả. Mỗi lần sang là một lần trải nghiệm những đổi thay trong đời sống của người dân Bát Tràng. Những con đường được trải nhựa bê tông sạch sẽ, nhiều ngôi nhà mới khang trang, hiện đại, những phòng trưng bày gốm sứ trang trí đẹp mắt, thu hút du khách. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề gốm sứ có lúc thịnh lúc suy, song các thế hệ người dân nơi đây vẫn một lòng chuyên tâm với nghề, với nghiệp của ông cha để lại, vẫn ngày đêm đỏ lửa cho ra những sản phẩm tinh xảo, mang đậm hồn gốm sứ Bát Tràng.

OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 2Hội làng gốm sứ Bát Tràng được tổ chức vào dịp Rằm tháng 2 âm lịch, gồm phần lễ và phần hội. Phần tế lễ theo phong tục truyền thống với lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình hết sức trang trọng.
OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 3

Trước ngày hội, làng tổ chức lễ rước nước sông Hồng rồi rước bài vị ra đình tế lễ.

Tiếp chúng tôi tại tư gia, ông Hà Văn Lâm - Phó Ban đại diện làng nghề gốm sứ Bát Tràng cho biết: Bát Tràng hiện có hơn 200 doanh nghiệp, gần 1.000 hộ đang sản xuất, kinh doanh gốm sứ, trong đó có 140 nghệ nhân và hàng nghìn thợ có tay nghề giỏi. Nghề gốm sứ tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài địa phương với mức thu nhập bình quân đạt khoảng 6 triệu đồng/người/tháng; doanh thu từ nghề gốm sứ mỗi năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 4Hội làng gốm sứ Bát Tràng được tổ chức nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn. Đây cũng là dịp để người dân cầu xin Thành Hoàng làng ban cho bình an, no đủ…
OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 5Cùng với các nghi lễ, trò chơi dân gian, Hội làng gốm sứ Bát Tràng còn dành một không gian lớn để tổ chức triển lãm gốm với những sản phẩm đặc sắc nhất được trưng bày tại Chợ gốm Bát Tràng.

Bát Tràng lâu nay được đánh giá là tinh hoa làng nghề gốm sứ Hà Nội. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm đại trà, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi với bàn tay khéo léo cùng kinh nghiệm được truyền thụ qua bao thế kỷ đã sáng tạo ra các sản phẩm gốm sứ độc đáo. Họ đã phục chế thành công nhiều tác phẩm gốm sứ cổ đời Lý, Trần, Nguyễn… và chế tác ra nhiều công thức men đặc sắc. Đặc biệt, nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cải tiến công nghệ mà các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ngày nay liên tục được thay đổi mẫu mã, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

* OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng

OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 6

Ông Hà Văn Lâm - Phó Ban đại diện làng nghề gốm sứ Bát Tràng trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các thợ gốm trẻ của làng nghề gốm sứ Bát Tràng.

OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 7Bát Tràng hiện có hơn 200 doanh nghiệp, gần 1.000 hộ đang sản xuất, kinh doanh gốm sứ, trong đó có 140 nghệ nhân và hàng nghìn thợ có tay nghề giỏi.
OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 8Đôi bàn tay khéo léo của thợ gốm làng nghề gốm sứ Bát Tràng.
OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 9Nghề gốm sứ ở Bát Tràng tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài địa phương với mức thu nhập bình quân đạt khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.
OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 10Nghề gốm sứ ở Bát Tràng tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài địa phương với mức thu nhập bình quân đạt khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.

“Làng nghề gốm sứ Bát Tràng hiện có một doanh nghiệp có tới 4 sản phẩm vừa được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Đó là Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh có trụ sở tại xóm 1, xã Bát Tràng. 4 sản phẩm đó gồm: Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ, bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen, bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng, bộ bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen” - Ông Hà Văn Lâm - Phó Ban đại diện làng nghề gốm sứ Bát Tràng cho biết thêm. Doanh nghiệp này đã có nhiều năm làm nghề, sản phẩm bán tại 20 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như Bắc Âu, Tây Âu, Mỹ, Australia, Nhật Bản. Ông Hà Văn Lâm cho rằng, bộ sản phẩm được công nhận 4 sao OCOP của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh khẳng định giá trị của gốm sứ Bát Tràng, giúp người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, góp phần chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng vươn xa.

OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 11

Nghệ nhân Trần Đức Tân - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh giới thiệu về kỹ thuật làm gốm men ngọc cùng với bộ sản phẩm gốm sứ men suối ngọc vinh dự nhận được danh hiệu sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp Quốc gia.

OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 12Nghệ nhân Trần Đức Tân tại xưởng sản xuất gốm của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh.
OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 13Những tác phẩm thư pháp trên gốm của nghệ nhân Trần Đức Tân - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh đều do chính vợ của ông – nghệ nhân Nguyễn Thu Hằng chấp bút.
OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 14Những tác phẩm thư pháp trên gốm của nghệ nhân Trần Đức Tân - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh đều do chính vợ của ông – nghệ nhân Nguyễn Thu Hằng chấp bút.

Làng gốm sứ Bát Tràng còn có Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh ở xóm 5, xã Bát Tràng, có bộ sản phẩm gốm sứ men suối ngọc cũng vinh dự nhận được danh hiệu sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp Quốc gia. Nghệ nhân Trần Đức Tân - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh cho biết: “Bộ sản phẩm gốm men suối ngọc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất liệu gốm sứ truyền thống với công nghệ mạ kim loại hiện đại. Dòng gốm này vừa có độ bền vừa có tính thẩm mỹ cao, dễ xuất khẩu và cũng dễ tiêu thụ ở trong nước”. Bộ sản phẩm gốm men suối ngọc đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP cấp Quốc gia mở ra cơ hội cho thương hiệu gốm của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh vươn xa trên con đường khẳng định thương  hiệu.

OCOP chắp cánh thương hiệu gốm sứ Bát Tràng ảnh 15Những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ở các phòng trưng bày được bày trí đẹp mắt, luôn thu hút du khách trong và ngoài nước tham quan.

OCOP giờ đây trở thành nền tảng để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm sứ Bát Tràng đầu tư có chiều sâu vào chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, vươn ra thị trường ngoài nước. Thông qua chương trình OCOP, Bát Tràng hướng tới một trung tâm giao lưu gốm sứ giữa Hà Nội với cả nước, đồng thời thu hút du khách đến tham quan, du lịch. Du khách đến đây được tham quan các xưởng gốm sứ, tìm hiểu quy trình làm gốm... Được biết, hiện nay lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước chừng khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 20%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%...

“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị gắn phát triển nông thôn với đô thị. Hiện, chương trình này đang được các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội triển khai tích cực, góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Hoàng My - Hoàng Hà

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm