Nhà sinh học Pedro Cardoso thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Phần Lan, trưởng nhóm tác giả của nghiên cứu trên, nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tuyệt chủng côn trùng hiện nay "hết sức đáng lo ngại". Sự biến mất của các loài bọ bay, bọ bò, bọ nhảy, bọ đào hang hay bọ đi trên mặt nước là một phần của đợt tuyệt chủng hàng loạt, và đây là đợt tuyệt chủng thứ 6 trong 500 triệu năm qua. Đợt tuyệt chủng gần đây nhất xảy ra cách đây 66 triệu năm, khi một khối thiên thạch đâm vào Trái Đất đã làm biến mất toàn bộ loài khủng long và hầu hết các loài sinh vật khác. Tuy nhiên, lần này, nhà khoa học Pedro Cardoso nhấn mạnh, hoạt động của con người là nguyên nhân trong hầu hết các hiện tượng giảm sút và tuyệt chủng các loài côn trùng.
Theo nghiên cứu, yếu tố chính dẫn tới tình trạng giảm sút và tuyệt chủng các loài côn trùng là môi trường sống bị thu hẹp và thoái hóa, hậu quả của các chất gây ô nhiễm đặc biệt là thuốc trừ sâu và do các loài xâm lấn khác. Ngoài ra, hoạt động khai thác quá mức, trong đó hơn 2.000 loài côn trùng nằm trong thực đơn của con người, và tình trạng biến đổi khí hậu cũng khiến nhiều loài côn trùng biến mất hoàn toàn. Sự suy giảm số lượng bướm, bọ cánh cứng, kiến, ong, ruồi, dế và chuồn chuồn gây ra nhiều hậu quả vì các loài côn trùng này đóng vai trò quan trọng không thể thay thế như thụ phấn hoa, nguồn thức ăn nuôi dưỡng nhiều loài động vật, và kiểm soát các loài sâu bệnh.
Theo một nghiên cứu trước đó, các "dịch vụ sinh thái" như trên ước tính tiêu tốn 57 tỷ USD/năm chỉ riêng tại nước Mỹ. Trong khi đó, một hiệp hội về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc có tên IPBES cho biết trên toàn cầu, các loài cây trồng cần côn trùng thụ phấn có giá trị kinh tế ít nhất từ 235-577 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài ra, nhiều loài động vật ăn côn trùng bị ảnh hưởng. Cụ thể, số lượng chim giảm mạnh tại châu Âu và Mỹ liên quan đến sự biến mất của nhiều loài côn trùng do thuốc trừ sâu. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 5,5 triệu loài côn trùng và chỉ 1/5 trong số đó đã được xác định và đặt tên. Khoảng 5-10% số loài côn trùng đã bị xóa sổ kể từ khi thời đại công nghiệp bắt đầu hoạt động mạnh mẽ khoảng 200 năm trước đây.
Theo nghiên cứu, yếu tố chính dẫn tới tình trạng giảm sút và tuyệt chủng các loài côn trùng là môi trường sống bị thu hẹp và thoái hóa, hậu quả của các chất gây ô nhiễm đặc biệt là thuốc trừ sâu và do các loài xâm lấn khác. Ngoài ra, hoạt động khai thác quá mức, trong đó hơn 2.000 loài côn trùng nằm trong thực đơn của con người, và tình trạng biến đổi khí hậu cũng khiến nhiều loài côn trùng biến mất hoàn toàn. Sự suy giảm số lượng bướm, bọ cánh cứng, kiến, ong, ruồi, dế và chuồn chuồn gây ra nhiều hậu quả vì các loài côn trùng này đóng vai trò quan trọng không thể thay thế như thụ phấn hoa, nguồn thức ăn nuôi dưỡng nhiều loài động vật, và kiểm soát các loài sâu bệnh.
Theo một nghiên cứu trước đó, các "dịch vụ sinh thái" như trên ước tính tiêu tốn 57 tỷ USD/năm chỉ riêng tại nước Mỹ. Trong khi đó, một hiệp hội về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc có tên IPBES cho biết trên toàn cầu, các loài cây trồng cần côn trùng thụ phấn có giá trị kinh tế ít nhất từ 235-577 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài ra, nhiều loài động vật ăn côn trùng bị ảnh hưởng. Cụ thể, số lượng chim giảm mạnh tại châu Âu và Mỹ liên quan đến sự biến mất của nhiều loài côn trùng do thuốc trừ sâu. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 5,5 triệu loài côn trùng và chỉ 1/5 trong số đó đã được xác định và đặt tên. Khoảng 5-10% số loài côn trùng đã bị xóa sổ kể từ khi thời đại công nghiệp bắt đầu hoạt động mạnh mẽ khoảng 200 năm trước đây.
Trần Quyên
TTXVN