Hiện tỉnh Kon Tum có khoảng 17.000 ha cây trồng được ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, cũng như xây dựng thành công thương hiệu cho một số loại nông sản sạch, ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum được nâng lên khi tiết giảm được chi phí đầu vào, tăng giá trị đầu ra.
Ngày 20/3, Đoàn công tác của Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đức Hinh đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch tại xã Thành Sơn, huyện Mai Châu.
Để nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nho trên thị trường, tỉnh Ninh Thuận khuyến khích, đẩy mạnh trồng nhân rộng các giống nho ăn tươi mới, nho không hạt chất lượng cao để tăng hiệu quả kinh tế và tạo thêm sức hút cho du lịch nông nghiệp địa phương.
Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, điều này bao gồm việc hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân, tạo ra chuỗi giá trị nông sản hàng hóa. Đây là khẳng định của Tỉnh ủy Đồng Nai tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm” diễn ra ngày 27/8.
Chiều ngày 15/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh phối hợp với Hội Doanh nghiệp, Hội Nông dân tỉnh và Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong tổ chức Tọa đàm Hợp tác đa chiều, thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ nông dân có thêm giải pháp và tiếp cận nhanh chóng với các phương pháp triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh.
Ngày 6/9, tại Đắk Nông, Đoàn công tác do ngài Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông, trao đổi về các nội dung mở rộng hợp tác giữa hai bên.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong ba chương trình đột phá do tỉnh Long An đề ra nhằm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với khí hậu, đất đai được thiên nhiên ưu đãi, huyện Kon Plông (Kon Tum) xác định nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chương trình trọng tâm, tạo “đòn bẩy” thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới…
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác, Ninh Thuận tập trung hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hợp tác xã đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần bảo vệ môi trường.
Diện mạo nông thôn và đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đã có những thay đổi đáng kể sau 12 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện Kon Plông từng ngày trở nên hiện đại, gần gũi với thiên nhiên nhờ vào những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Qua đó, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, hiện thực hóa mục tiêu kép nâng cao thu nhập cho bà con và giảm tỷ lệ hộ nghèo, hướng đến hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới.
Nhiều nông hộ ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh áp dụng mô hình trồng các giống nho mới trong nhà màng theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao để giảm thiểu những yếu tố bất lợi của thời tiết, nâng cao chất lượng sản phẩm nho ăn tươi cung cấp cho thị trường, mở ra triển vọng mới nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây nho.
Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, khuyến khích hội viên xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả thiết thực cho chị em hội viên…
Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mở rộng vùng liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững…
Với mong muốn mang thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cho người tiêu dùng, anh Bùi Xuân Quế, thôn Hương Triện, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã mạnh dạn đưa nông nghiệp công nghệ cao về canh tác trên mảnh đất quê hương. Đến nay, sau 6 năm mày mò, tìm hướng đi, mô hình trồng dưa baby công nghệ cao của anh đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo hướng đi mới cho nông dân địa phương.
Ngày 27/7, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị khuyến nông toàn quốc năm 2022.
Trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025, xác định đến năm 2025, Hà Nội có tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đạt 70%; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững...
Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng, phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng cao.
Những năm vừa qua, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao và bước đầu tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn...
Với tiềm năng, lợi thế lớn về quy mô sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Bình Phước đang tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, từng bước xây dựng một ngành nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao.
Ngày 14/1, tại thành phố Bà Rịa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội thảo có đại diện các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, hợp tác xã đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Trải qua nhiều khó khăn, anh Nguyễn Phước Việt Cường ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thành công với mô hình trồng rau thủy canh trên diện tích 4.500m2. Hiện nay, trung bình mỗi tháng, anh Cường cung cấp cho thị trường 5 tấn rau các loại (chủ yếu là các loại cải); mang về doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.
Để phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai các dự án công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sạch, thông minh, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cùng hướng tới một nền kinh tế xanh…
Nhờ nỗ lực cải cách hành chính, tạo môi trường minh bạch, rõ ràng và tin cậy, những năm vừa qua, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư vào ngành nông nghiệp công nghệ cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương…
Trong những năm qua, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi tiếng là địa phương phát triển vượt bậc về nông nghiệp công nghệ cao và được xem là trung tâm sản xuất nông nghiệp hiện đại tiên phong của cả nước nhờ áp dụng phương pháp truyền thống, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao, thủy canh, khí canh và canh tác theo Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Những thành công, sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp Việt Nam có sự đóng góp của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó tập trung chính vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị, dự báo tỉnh sẽ có 1.300 ha diện tích đất lúa không thể trồng lúa được trong vụ Hè Thu 2020, do khô hạn. Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp Quảng Trị đã và đang hướng dẫn bà con nông dân chủ động chuyển đổi cây trồng trên những diện tích có nguy cơ thiếu nước sang trồng các loại cây trên cạn có khả năng chịu hạn.
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Đồng Tháp đang được phổ biến, từ việc trồng hoa kiểng, trồng dưa lê, dưa lưới trong nhà màng, trồng rau thủy canh, trồng xoài, nuôi cá tra, trồng lúa sạch… gắn với du lịch.
Chiều 26/8, tại UBND tỉnh Bình Phước, trước sự chứng kiến của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước đã ký kết hợp tác đầu tư 3 dự án nông nghiệp áp dụng công nghệ cao với tổng số vốn là 1.700 tỷ đồng.
Ngày 11/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” Ngô Thị Thanh Hằng đã dẫn đầu Đoàn công tác kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU tại huyện Sóc Sơn…
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải mở rộng thị trường xuất khẩu, đòi hỏi sản xuất nông sản phải có sự cải cách về đầu tư và nâng cao trình độ công nghệ; trong đó trọng điểm là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp. Cùng với tham vọng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tổ chức, quản lý là một đòi hỏi tất yếu đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và thích ứng với biến đổi khí hậu.