Nỗ lực phòng ngừa sự cố ô nhiễm môi trường ở miền Trung và Tây Nguyên

Nỗ lực phòng ngừa sự cố ô nhiễm môi trường ở miền Trung và Tây Nguyên
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 14 tỉnh, thành phố, trong đó có 9 tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Khánh Hòa; 5 tỉnh thuộc Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng duyên hải miền Trung đã và đang phát triển mạnh kinh tế biển, gắn với các ngành công nghiệp chủ lực. Còn khu vực Tây Nguyên tập trung thâm canh cây công nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện. Vì vậy, công tác quản lý, nhận diện để phòng ngừa các sự cố gây ô nhiễm môi trường tại 2 khu vực này cần phải có những giải pháp căn cơ và đồng bộ.

 Điểm “nóng” về ô nhiễm môi trường

Nhận xét về tình trạng ô nhiễm môi trường tại miền Trung và Tây Nguyên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn  Thức cho biết, trong 3 năm (2015-2017), qua công tác thanh tra, kiểm tra 253 cơ sở, khu công nghiệp tại 2 khu vực này, Tổng cục đã phát hiện 36 cơ sở thuộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phải lập biên bản vi phạm hành chính đối với 101 cơ sở và đề nghị xử phạt tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng.

Từ tháng 11/2017 đến hết tháng 5/2018, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường nhận được 78 thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường trên địa bàn 14 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Các vụ việc phản ánh chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Đà nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế.

Chẳng hạn như tháng 3/2017, Nhà máy đường Khách Hòa thuộc Công ty TNHH đường Khánh Hòa để nước thải chưa qua xử lý chảy tràn ra hệ thống thoát nước gây ô nhiễm đầm Thủy Triều, gây thiệt hại khoảng 3,5 tỷ đồng. Sự cố tràn dung dịch kiềm ra suối ngày 18/12/2017 tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), làm cá nuôi trong ao của người dân nơi đây chết với số lượng lớn.

Một góc nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Một góc nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Từ ngày 24/5 đến 28/5/2017, tại khu vực xã Xuân Phương và phường Xuân Yên thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên xảy ra hiện tượng tôm hùm nuôi chết hàng loạt, thiệt hại hơn 700 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do mật độ nuôi quá dày, thức ăn thừa và chất thải tích tụ trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng thiếu oxy, chỉ tiêu PO4 tầng đáy vượt ngưỡng cho phép gây nên. Hay vụ cá lồng bè cũng chết rất nhiều ở sông Cổ Cò, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng vào ngày 17/7/2017 liên quan tới thực trạng quá tải của Trạm xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố…

Đặt biệt là vụ Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải làm cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), bắt đầu từ ngày 6/4/2016. Sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân, là sự “cảnh tỉnh” về việc quản lý và giám sát môi trường hiện nay.

Còn nhiều việc phải làm

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, môi trường được xác định là một trong ba trụ cột của phát triển kinh tế bền vững bên cạnh kinh tế và xã hội. Nhưng những năm qua, nhiều địa phương (trong đó có khu vực miền Trung và Tây Nguyên) đã quá coi trọng thu hút đầu tư, chưa quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường. Trong khi 2 khu vực này là địa bàn có địa hình chia cắt phức tạp, nơi chịu ảnh hưởng thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu nặng nề. Đồng thời sự hạn chế về nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ, giáo dục đã dẫn đến công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là thách thức rất lớn.

Do đó, việc làm trước tiên của các địa phương miền Trung và Tây Nguyên là phải nhanh chóng tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ môi trường từ tỉnh đến cơ sở. Tập trung xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn địa phương, nhằm triển khai hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường. Chú trọng công tác thẩm định hồ sơ môi trường gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường…chặt chẽ về nội dung phòng ngừa. Mặt khác cần thể hiện đầy đủ chi tiết và giải quyết các tình huống khi có sự cố môi trường xảy ra.

Hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Cùng với đó là đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Nhất là các dự án lớn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, ô nhiễm môi trường như dệt nhuộm, luyện thép, sản xuất hóa chất. Các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 200m3/ngày đếm trở lên; các đối tượng có loại hình sản xuất công nghệ lạc hậu, nguồn thải lớn, xả thải ra những khu vực nhạy cảm về môi trường như ven biển, lưu vực sông.

Bên cạnh việc trực tiếp thanh tra, kiểm tra các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, các cơ quan chức năng địa phương cần thành lập và duy trì đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, kiến nghị của các tổ chức cá nhân về ô nhiễm môi trường, để xử lý, ngăn chặn đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra.

Tổng cục Môi trường cũng sẽ phối hợp với các địa phương khu vực miền Trung và Tây Nguyên thực hiện chương trình quan trắc và cảnh báo môi trường, tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu tập trung nhiều nguồn thải. Kết nối, kết hợp số liệu quan trắc nguồn thải với quan trắc chất lượng môi trường dự báo diễn biến, đánh giá, xác định nguyên nhân ô nhiễm để có các giải pháp ứng phó khả thi.

Mặt khác, các địa phương nơi đây nhanh chóng hoàn thiện cơ chế cộng đồng chủ động bảo vệ môi trường gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó làm rõ cơ chê kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội của các đoàn thể quần chúng, với mục đích cùng chung tay bảo vệ môi trường bền vững.
Văn Hào 

Có thể bạn quan tâm

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Sáng 8/4, Chủ tịch UBND xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định) xác nhận, khoảng 0 giờ ngày 8/4, xe khách lưu thông từ hướng Đắk Lắk khi qua Quốc lộ 19C (địa phận xã Phước Thành, huyện Tuy Phước) bất ngờ mất lái, lật xuống đường. Vụ tai nạn làm một người chết và 6 người bị thương.

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Hiện tỉnh Thanh Hóa có trên 647.000 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393.000 ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng. Hiện tỉnh Thanh Hóa có 1.960 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở các thôn, bản. Nhờ đó, họ kịp thời ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và làm tốt việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Tối 7/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) thông tin, đơn vị đã khống chế, dập tắt đám cháy lớn trên đường Đinh Núp, thuộc liên gia 10, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, không để cháy lan sang khu dân cư.

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới. Kết quả này góp phần khẳng định tính đa dạng sinh học của hệ động vật trong Khu bảo tồn, góp phần bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ gần 15% dân toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm trên 13%, với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cùng tinh thần nhạy bén, nỗ lực vươn lên, hàng nghìn hộ Khmer đã thoát nghèo, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện.

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 7/4/2025: Khu vực phía Bắc sáng và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 7/4, tại khu vực phía Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế, sáng và đêm trời lạnh. Thời tiết của ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ không thuận lợi khi nhiều nơi tại các địa bàn khu vực từ Huế trở ra phía Bắc được dự báo có mưa, thậm chí dông và có khả năng xảy ra mưa đá.

Lực lượng chức năng xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng do mưa đá kèm gió lốc khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Mưa đá kèm gió lốc khiến làm sập nhà rông ở Kon Tum

Ngày 6/4, Ủy ban nhân dân xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) thông tin về việc, trên địa bàn xuất hiện một trận mưa đá kèm theo gió mạnh khiến một nhà rông bị sập, nhiều căn nhà bị tốc mái, không xảy ra thiệt hại về người.

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 6/4, vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, có nơi trên 60 mm. Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

 Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Tối 5/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách và xe máy khiến 3 người bị thương.

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Liên quan đến bài viết của phóng viên TTXVN “Người dân Quảng Ngãi bức xúc vì ô nhiễm từ mỏ đá và nhà máy băm dăm gỗ”, ngày 5/4, ông Bùi Văn Lý - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ cho biết, Ủy ban nhân dân thị xã đã lập đoàn kiểm tra thực tế tại mỏ đá Vạn Lý và Nhà máy băm dăm Vạn Lý.

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk) Trần Ngọc Sơn cho biết, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định, bình quân tăng 6 - 7%/năm. Dư địa ngành chăn nuôi của tỉnh còn khá lớn, tuy nhiên phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.