Những trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất trên thế giới

Những trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất trên thế giới
Người dân trở về khu vực bị tàn phá nặng nề do thảm họa sóng thần ở Banten, Indonesia ngày 25/12/2018. Ảnh: THX/ TTXVN
Người dân trở về khu vực bị tàn phá nặng nề do thảm họa sóng thần ở Banten, Indonesia ngày 25/12/2018. Ảnh: THX/ TTXVN

Trả lời phóng viên, người phát ngôn cơ quan trên, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết, giới chức nước này đã thu thập thông tin về sự ảnh hưởng của đợt sóng thần đối với các khu vực như Pandeglang, Serang, và South Lampung.

Ông cho biết thêm hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy, trong khi số người mất tích ghi nhận được hiện là 2 người.
Indonesia là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới do nằm trong khu vực Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực hoạt động mạnh mẽ của địa chất và núi lửa.

Dưới đây là những trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất trên thế giới

- Ngày 28/9/2018: Tại thành phố Donggala và Palu, trên đảo Trung Sulawesi của Indonesia liên tục hứng chịu 2 trận động đất mạnh 6,1 độ (lúc 15h) và 7,5 độ (lúc 18h) làm rung chuyển cả khu vực. Toàn bộ vịnh đã bị tấn công bởi sóng thần với chiều cao 2,2-6m và vào sâu khoảng 500m tính từ bờ biển.
 
Cảnh đổ nát sau thảm họa sóng thần tại Pandeglang, tỉnh Banten, Indonesia ngày 24/12/2018. Ảnh: THX/ TTXVN
Cảnh đổ nát sau thảm họa sóng thần tại Pandeglang, tỉnh Banten, Indonesia ngày 24/12/2018. Ảnh: THX/ TTXVN

Số liệu của Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia (BNPB) cho biết thảm họa động đất và sóng thần ở Trung Sulawesi đã cướp đi sinh mạng của 2.073 người, làm 10.679 người bị thương, trong đó có 2.549 người bị thương nặng và 680 nạn nhân mất tích. Thành phố Palu là khu vực có số người thiệt mạng cao nhất vì nằm ven biển.

Trận động đất, sóng thần cũng phá hủy tổng cộng 65.733 căn nhà cùng nhiều công trình xây dựng trong khu vực. Hơn 70.000 người đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất. Ngày 12/10, Indonesia đã quyết định dừng các hoạt động tìm kiếm nạn nhân mất tích trong trận động đất và sóng thần này.

Những chiếc thuyền bị tàn phá nặng nề trong thảm họa sóng thần ở Banten, Indonesia ngày 25/12/2018. Ảnh: THX/ TTXVN
Những chiếc thuyền bị tàn phá nặng nề trong thảm họa sóng thần ở Banten, Indonesia ngày 25/12/2018. Ảnh: THX/ TTXVN

- Hơn 7 năm trôi qua nhưng thảm họa kép động đất, sóng thần Nhật Bản vẫn là nỗi kinh hoàng của người dân đất nước mặt trời mọc. Ngày 11/3/2011, động đất mạnh 9 độ gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Trong vòng một giờ xảy ra động đất, các thị trấn dọc bờ biển đều bị những đợt sóng khổng lồ san phẳng. Những ngọn sóng cao 4-5 m liên tiếp ập lên nhà cửa và những cánh đồng. Ở mức cao nhất, sóng thần tại Miyako, Iwate, được ước tính cao đến 40 m.

 Ngày 10/2/2014, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá.

Thảm họa đã gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 và 2, đồng thời khiến nhiều nhà máy điện hạt nhân khác phải ngừng hoạt động.

Thảm họa kép ngày 11/3/2011 đã khiến toàn bộ đất nước Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. China.org.cn xếp thiên tai này ở vị trí thứ 2 trong 10 trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.

          - Vào lúc 3h34 ngày 27/2/2010: Động đất tại Chile xảy ra ngoài khơi vùng biển Maule với độ mạnh 8,8 độ và diễn ra trong vòng 3 phút. Động đất kéo theo sóng thần tàn phá các tỉnh ven biển ở miền nam và miền trung. Chile cũng đưa ra cảnh báo sóng thần ở 53 quốc gia. Theo các nguồn tin chính thức, số người thiệt mạng trong thảm họa này là 525 người và 25 người khác mất tích.

- Ngày 17/7/2006: Động đất 7,7 độ gây sóng thần ở vùng biển phía nam của đảo Java, Indonesia. Sóng cao hơn 3 m và tiến sâu vào đất liền khoảng 200 m tàn phá làng mạc, nhà cửa và khiến hơn 668 người thiệt mạng, ít nhất 65 người mất tích.

- Ngày 26/12/2004:  Một trận động đất 9,2 độ Richter xảy ra tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng cao tới 30 m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), năng lượng khổng lồ tỏa ra từ trận động đất này được ví tương đương với năng lượng của 23.000 quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima, Nhật Bản. China.org.cn xếp trận đại sóng thần Ấn Độ Dương ở vị trí thứ nhất vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người.

       - Ngày 17/7/1998: Động đất mạnh 7,1 độ gây sóng thần lớn cướp sinh mạng của hơn 2.200 người gần khu vực Aitape ở bờ biển Tây Bắc Papua New Guinea. Thêm vào đó, thiên tai này còn khiến hàng nghìn người bị thương, 500 người mất tích và 9.500 người mất nhà cửa.

- Ngày 12/7/1993: Động đất mạnh 7,8 độ làm rung chuyển bờ biển Hokkaido và hòn đảo Okushiri của Nhật Bản kéo theo sóng thần. Trong vòng 5 phút, những con sóng lớn đã tấn công bờ biển Okushiri và Hokkaido. Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra cảnh báo nhưng quá muộn đối với người dân ở Okushiri. Sóng thần đã tràn vào nhiều vùng của khu vực này khiến 165 người thiệt mạng.

- Một trận động đất mạnh 8 độ Richter đã xảy ra ngày 16/8/1976 gần quần đảo Mindanao và Sulu của Phlippines kéo theo sóng thần. Sóng lớn cao đến 5m đã tàn phá vùng ven biển khiến hơn 8.000 người chết hoặc mất tích, 10.000 người bị thương, 90.000 người mất nhà cửa. Đây là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử Philippines.

- Một trận động đất mạnh 9,2 độ được ghi nhận tại Alaska, Mỹ ngày 27/3/1964 khiến nhiều nhà cửa rung chuyển sau đó sập. Sóng thần do động đất gây ra khiến 139 người tử vong. Trận địa chấn này được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử Mỹ và Bắc Mỹ.

       - Ngày 22/5/1960: Cơn đại địa chấn mạnh 9,5 độ xuất hiện tại thành phố Valvia, Chile trong vòng 10 phút và gây sóng thần. Sóng cao tới 25 m tàn phá miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia. Khoảng 5.700 người thiệt mạng trong thảm họa này. Nhiều nguồn tin khác cho rằng số người chết lên tới 6.000. Hơn 2 triệu người mất nhà cửa vì đợt thiên tai được ví như "cơn thịnh nộ của lòng đất".
       Sau động đất, sóng thần xuất hiện và tàn phá cảng Puerto Saavedra. Thảm họa gây thiệt hại khoảng 550 triệu USD cho Chile.
Một ngày sau, núi lửa Volcán Puyehue phun trào, tạo thành cột tro bụi 6.000 m và kéo dài thảm kịch thêm nhiều tuần sau đó.

       - Động đất ở Sanriku, Nhật Bản mạnh 8,4 độ Richter xảy ra vào ngày 2/3/1933 tại bờ biển Sanriku. Tâm chấn cách phía đông của thành phố Kamaishi, tỉnh Iwate 290 km về phía đông. Do nằm xa khu dân cư nên động đất không gây nhiều ảnh hưởng tới người dân. Tuy nhiên, sóng thần xảy ra sau đó gây ra cảnh tang thương. Tại tỉnh Iwate, những con sóng hung dữ cao tới 28,7 m. 1.522 người đã thiệt mạng trong thảm họa này./.

Thanh Lâm (tổng hợp)/ TTXVN
 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Voi robot cho lễ hội Hindu - giải pháp bảo tồn voi ở Ấn Độ

Voi robot cho lễ hội Hindu - giải pháp bảo tồn voi ở Ấn Độ

Cũng có thể vỗ tai và phun nước bằng vòi, nhưng đây lại là một chú voi robot có kích thước giống voi thật. Việc chế tạo ra voi robot này nhằm thay thế những con voi đang có nguy cơ tuyệt chủng đang đảm nhiệm những công việc khác nhau trong những hoạt động nghi lễ do các ngôi đền thờ của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ tổ chức.

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Từ ngày 22-24/2/2025, tại tỉnh Sayaboury (Lào) diễn ra Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025. Lễ hôi được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh vai trò của voi trong lịch sử, văn hóa và đời sống người dân đã thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia.

Hokuriku – Khám phá thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Hokuriku – Khám phá thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Với những ngọn núi cao chót vót của dãy Alps Nhật Bản, quang cảnh bờ biển phía Tây Nhật Bản cùng các thành phố và thị trấn phát triển mạnh mẽ với nền văn hóa truyền thống tinh tế, Hokuriku được coi là vùng đất hội tụ những tinh hoa của thiên nhiên và con người Nhật Bản.

Giải pháp mới giúp giảm trọng lượng và khí thải carbon cho máy bay

Giải pháp mới giúp giảm trọng lượng và khí thải carbon cho máy bay

Việc giảm thiểu lượng khí thải carbon luôn là ưu tiên hàng đầu của ngành hàng không. Trong số các giải pháp được đầu tư mạnh mẽ hiện nay có nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel – SAF). SAF được sản xuất từ sinh khối, khí tự nhiên, dầu hydro hóa, than đá và mỡ động vật. Theo thỏa thuận chung giữa Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu, SAF phải chiếm ít nhất 2% tổng lượng nhiên liệu sử dụng trong vận tải hàng không vào năm 2025 và sẽ tăng lên 6% vào năm 2030.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

Thế giới mừng đón Năm mới 2025

Thế giới mừng đón Năm mới 2025

Các quốc gia trên thế giới tưng bừng đón Năm mới 2025 với ước vọng về một nền hoà bình bền vững, hạnh phúc và thịnh vượng đến với muôn nhà.

Đột phá mới trong phát triển công nghệ sạc không dây

Đột phá mới trong phát triển công nghệ sạc không dây

Nhóm nghiên cứu của Trường Kỹ thuật Điện tử thuộc Đại học Tây An (Trung Quốc) đã đạt được bước đột phá trong phát triển công nghệ truyền và định vị năng lượng không dây. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature Communications.

Phát hiện hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới

Phát hiện hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới

Một nhóm nhà khảo cổ học đã khai quật được hóa thạch mèo nhỏ nhất từng được biết đến tại một địa điểm ở miền Đông Trung Quốc. Thông tin về phát hiện này được công bố trên tạp chí trực tuyến Annales Zoologici Fennici.

Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

Một nghiên cứu mới của Viện Khoa học Weizmann (WIS) Israel cho thấy trong một số trường hợp, đàn kiến có khả năng vượt trội hơn con người khi thực hiện các nhiệm vụ theo nhóm, chẳng hạn như điều hướng thử thách mê cung.

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Không khí đón Giáng sinh 2024 đã tràn ngập tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đường phố, khu vui chơi, các trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại được trang hoàng lung linh đủ màu sắc.

Trung Quốc phát triển cánh tay robot lấy cảm hứng từ vòi voi

Trung Quốc phát triển cánh tay robot lấy cảm hứng từ vòi voi

Lấy cảm hứng từ chuyển động nhanh nhẹn và khéo léo của vòi voi và xúc tu bạch tuộc, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một cánh tay robot có thể đáp ứng những nhiệm vụ đa dạng cần sự linh hoạt và mềm mại với chi phí sản xuất thấp.

Sửng sốt hiện tượng sóc đất săn chuột đồng ở Mỹ

Sửng sốt hiện tượng sóc đất săn chuột đồng ở Mỹ

Một hiện tượng lạ đã được ghi nhận tại Công viên Khu vực Briones, California - những con sóc mặt đất vốn chủ yếu ăn hạt nay đã trở thành những "thợ săn" thực thụ, săn đuổi và ăn thịt chuột đồng một cách táo bạo.

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Vân Nam, Trung Quốc

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Vân Nam, Trung Quốc

Một quả nấm truffle đen khổng lồ nặng 1,71 kg vừa được phát hiện tại tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc. Đây là quả nấm đen nặng nhất được tìm thấy tại tỉnh được mệnh danh là "vương quốc nấm hoang dã" này.

Nghiên cứu mới hé lộ kỹ thuật lên men rượu gạo từ 10.000 năm trước

Nghiên cứu mới hé lộ kỹ thuật lên men rượu gạo từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu mới đây, đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cho biết đã tìm thấy bằng chứng về một loại men gạo có niên đại khoảng 10.000 năm trước tại một địa điểm văn hóa ở Trung Quốc, qua đó cho thấy nguồn gốc thuần hóa cây lúa và cách thức người xưa ở châu Á đã tạo ra men rượu gạo như thế nào.

Tim người có "bộ não" riêng

Tim người có "bộ não" riêng

Theo nghiên cứu mới từ Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học Columbia (Hoa Kỳ), tim người có một "bộ não thu nhỏ" - một hệ thần kinh riêng điều khiển nhịp đập. Phát hiện này mở ra triển vọng điều trị mới cho các bệnh về tim.