Bến Tre cân đối nguồn vốn hỗ trợ các dự án, xây dựng nông thôn mới

Bến Tre cân đối nguồn vốn hỗ trợ các dự án, xây dựng nông thôn mới

Thời gian tới, tỉnh Bến Tre tiếp tục cân đối, bố trí nguồn vốn từ nguồn ngân sách Trung ương hơn 268 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển của địa phương khoảng hơn 436 tỷ đồng; vốn hỗ trợ lồng ghép khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện các dự án, công trình cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh quyết tâm gỡ khó cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận vốn hỗ trợ sản xuất

Quảng Ninh quyết tâm gỡ khó cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận vốn hỗ trợ sản xuất

Nghị quyết số 185/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh Quảng Ninh đã phân bổ 300 tỷ đồng nguồn vốn phát triển sản xuất thực hiện Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cho 9 địa phương.

Nhờ vốn chính sách, hộ dân xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đầu tư nuôi gà thả vườn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: baohoabinh.com.vn

Hòa Bình: Hiệu quả từ nguồn vốn chính sách trên những vùng đất khó

Hơn 20 năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội không chỉ góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, mà còn là động lực quan trọng để chính quyền các cấp tỉnh Hòa Bình đẩy nhanh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 10 huyện, thành phố. Đặc biệt, nguồn vốn cũng góp phần thay đổi rõ rệt trong phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đời sống người dân tại các địa bàn khó khăn nhất.

Bạc Liêu ưu tiên nguồn vốn khắc phục sạt lở

Bạc Liêu ưu tiên nguồn vốn khắc phục sạt lở

Ngày 24/6, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuộc họp về tình hình sạt lở đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, nhất là trong những ngày qua. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều chủ trì Hội nghị.

Người dân tộc thiểu số tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum là tỉnh có hơn 55% người đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhằm tạo điều kiện để người dân làm kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum đã triển khai rộng khắp Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Hiệu quả cho thấy, người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư vào xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: An Đăng - TTXVN

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn phòng, chống sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 28/8, trong cuộc họp với các bộ liên quan về bố trí nguồn vốn cho các dự án phòng, chống sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao 13 địa phương và các bộ, ngành đã có đề xuất kịp thời xử lý hậu quả sạt lở bờ sông, bờ biển do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống, tài sản, tính mạng của người dân.
Nhờ kết hợp đa dạng các mô hình trong sản xuất nông nghiệp, gia đình anh Hồ Văn Trường ở bản Huổi Sen, xã Mường So, huyện Phong Thổ đã thoát khỏi diện hộ nghèo. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Tín dụng ưu đãi giúp đồng bào vùng biên huyện Phong Thổ thoát nghèo

Sau hơn một năm thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính Phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã giúp người dân trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu giải quyết khó khăn về nguồn vốn. Người dân có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, hướng tới giảm nghèo bền vững, chung sức xây dựng huyện vùng biên ngày phát triển.
Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn là "cầu nối" giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với người dân khi triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Ảnh: Thu Hiền-TTXVN

Nguồn vốn tín dụng chính sách tăng gấp gần 42 lần sau 20 năm

Sau 20 năm thực hiện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nguồn vốn tín dụng chính sách đã có sự tăng trưởng vượt bậc, gấp gần 42 lần so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước.
Chị Thị Hải (người dân tộc S’tiêng, sống tại khu định canh định cư làng 61) ngoài làm rẫy còn nuôi thêm lợn để tăng nguồn thu nhập. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN

Đổi thay ở làng định cư người dân tộc thiểu số Bình Phước

61 hộ người dân tộc, chủ yếu là đồng bào S’tiêng đã được Nhà nước xây nhà, cấp đất sản xuất để ổn định cuộc sống. Sau gần 10 năm định cư, nay “làng 61” đã thay da đổi thịt, trẻ em được đến trường, nhiều hộ đã vượt khó vươn lên làm giàu.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Leo Thị Lịch phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Ưu tiên nguồn vốn giải quyết các vấn đề cơ bản của dân tộc thiểu số

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 12/6, cho ý kiến về chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề phân bổ nguồn vốn tham gia chương trình theo thứ tự ưu tiên hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tránh dàn trải nhằm đảm bảo các mục tiêu đã đề ra.
Giảm nghèo bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

Giảm nghèo bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

Nhiều năm qua, chính sách hỗ trợ tín dụng cho các hộ nghèo, cận nghèo đã đạt một số kết quả nhất định. Điều đáng ghi nhận là đã có hộ nghèo được hỗ trợ thoát ra khỏi vòng vây của “tín dụng đen”. Thế nhưng trước thực tế hoạt động “tín dụng đen” đang diễn ra phức tạp và yêu cầu của mục tiêu thoát nghèo bền vững cần phải xem xét một vấn đề là làm sao người nghèo có thể tiếp cận nguồn vốn hiệu quả hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh tìm giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển giai đoạn 2018 – 2020

Thành phố Hồ Chí Minh tìm giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển giai đoạn 2018 – 2020

Giai đoạn 2018 - 2020, Thành phố Hồ Chí Minh cần hơn 278.455 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển, cần phải có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo và khẩn trương các chính sách để đáp ứng nhu cầu. Đây là nội dung được thảo luận tại Phiên họp giải trình của Thường trực HĐND Thành phố Hồ Chí Minh về Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực để đầu tư phát triển Thành phố.
Ngư dân khó tiếp cận nguồn vốn để đóng mới tàu thuyền

Ngư dân khó tiếp cận nguồn vốn để đóng mới tàu thuyền

Sau gần hai năm thực hiện đóng mới tàu thuyền có công suất lớn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, hàng chục con tàu vỏ gỗ, vỏ sắt được trang bị thiết bị hiện đại của ngư dân tỉnh Quảng Nam đã đi vào hoạt động, góp phần nâng chất lượng mỗi chuyến ra khơi. Nhưng thực tế triển khai cho thấy, ngư dân còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay để đóng mới tàu thuyền.
Krông Nô quan tâm chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ năm học mới

Krông Nô quan tâm chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ năm học mới

Nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất cho năm học 2015 - 2016, bằng các nguồn vốn khác nhau, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã và đang tập trung đầu tư xây thêm các phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ cho những trường học còn thiếu.