Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh)

Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh)
Trong các xã của huyện Hương Sơn, cam bù được trồng nhiều nhất ở các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Bằng... Ông Trần Ngọc Kiên, Chủ tịch UBND xã Sơn Mai cho biết, trong xã có hơn 200 hộ dân trồng cam bù với diện tích hơn 200 ha. Một số gia đình trồng cả trang trại, diện tích lên đến gần 30 ha với hàng nghìn gốc.

Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) ảnh 1
Cam bù được trồng nhiều nhất ở các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Bằng...(huyện Hương Sơn).

Mùa thu hoạch cam bù Hương Sơn bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch và kéo dài đến qua Tết nguyên đán. Mỗi cây cam bù Hương Sơn cao khoảng 2 m, cho chừng 100 quả, có cây gần 200 quả. Để cho quả không sà xuống mặt đất, người dân đã phải chống cọc tre xung quanh các cành cây. Tuổi thọ trung bình của mỗi cây là 10-15 năm, sau đó phải thay mới.

Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) ảnh 2
Cam bù được thu hoạch từ tháng 12 âm lịch đến qua Tết nguyên đán.
Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) ảnh 3
Cam bù Hương Sơn mọng nước, vị ngọt thanh và thơm.


Để cây cam ra quả đều đặn, mỗi năm phải thụ phấn hai lần.

Bà Tâm, chủ trang trại cam Tâm Linh (xã Sơn Mai) cho biết, việc chăm sóc và tỉa cành cho cam bù cũng rất kỳ công và vất vả. Cam bù Hương Sơn phải được bón bằng phân chuồng, mỗi lần làm phải thuê nhân công với chi phí mỗi ngày hơn 200.000 đồng. "Một cây trồng 4 năm mới cho quả", bà Tâm nói. Cam bù Hương Sơn có màu vàng đậm, một số quả chưa chín thì màu pha lẫn vàng xanh. Cứ đến mùa, người dân thường thu hái đem đi bán, nhập cho các đại lý bán lẻ, một số trang trại lớn thì được thương lái tới thu mua ngay tại vườn.

Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) ảnh 4
Việc chăm sóc...

Cam bù Hương Sơn có vị ngọt thanh, thơm, mọng nước được người dân Hà Tĩnh xem là đặc sản quý, thường được mua làm quà biếu mỗi khi đi xa. Việc thu hoạch cũng rất cầu kỳ, để quả cam còn tươi nguyên cuống và lá, phải dùng kéo cắt tỉa rất cẩn thận.

Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) ảnh 5
... và thu hoạch cam bù đòi hỏi sự cẩn thận và cầu kì.

Theo ông Trần Quốc Khánh, cam bù Hương Sơn là cây mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân trên địa bàn xã Sơn Mai. Trung bình mỗi vụ, các hộ thu về khoảng vài chục triệu, có nhiều gia đình thu nhập lên đến vài tỷ đồng.

Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) ảnh 6
Trồng cam bù đem lại thu nhập cao cho các hộ dân trên địa bàn huyện Hương Sơn.

Khi thu hoạch, đối với những nhà vườn lớn, gia chủ phải thuê nhân công. Công cụ đựng cam là những chiếc thúng to, khi nào đầy ắp một thúng thì đưa ra bãi tập kết cho khách.

Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) ảnh 7
Đặc sản cam bù được người dân ưa chuộng dù mức giá khá cao.

Mỗi quả trung bình nặng khoảng 0,3kg, có những quả nặng hơn 0,7kg. Giá cam bù Hương Sơn thu mua tại vườn là 60.000 đồng/kg. Khi ra ngoài chợ, giao động mức 70.000 đồng đến 100.000 đồng.

Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) ảnh 8
Cam bù Hương Sơn được xem là cây chiến lược để phát triển kinh tế của địa phương.

Những người buôn bán nhỏ lẻ thường tới trại thu mua, sau đó về đem bán dọc đường. Cam bù Hương Sơn được xem là cây chiến lược để phát triển kinh tế của địa phương. "Vừa rồi chúng tôi có chương trình hỗ trợ xây dựng phát triển nông thôn mới, cứ gia đình nào trồng mới 300 gốc cam bù thì sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng. Huyện và tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ con giống với mỗi cây là 20.000 đồng", ông Trần Ngọc Kiên, Chủ tịch UBND xã Sơn Mai nói.

Ngọt thơm đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) ảnh 9
Cam bù được người dân Hà Tĩnh coi là đặc sản quý.

Bên cạnh các cây cam bù, người dân thường trồng xen cẽ các cây cam chanh. Cam chanh trái nhỏ hơn, khoảng 0,1-0,2kg, giá bán trung bình là 10.000 đồng đến 30.000 đồng/kg.
Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm