Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia

Tối ngày 23/12, tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông; nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và Festival trình diễn khèn Mông.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái và các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương cùng đông đảo bà con đồng bào các dân tộc trong tỉnh. 

Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 1Đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu khai mạc buổi lễ. Ảnh: Hoàng Tâm

Phát biểu khai mạc buổi lễ, đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào dân tộc Mông là những di sản mang đậm sắc thái văn hoá; thể hiện sự sáng tạo, trình độ nghệ thuật cũng như bản lĩnh, cốt cách, văn hoá ứng xử của người Mông trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên.

Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 2Đại diện lãnh đạo huyện Mù Cang Chải và các nghệ nhân nhận Bằng công nhận Nghệ thuật Khèn và nghệ thuật in sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Hoàng Tâm

Sự kiện này là dịp để tôn vinh giá trị văn hoá của di sản, cũng như tri ân những nỗ lực thầm lặng, bền bỉ của cộng đồng,  của các nghệ nhân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản; đồng thời thúc đẩy trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thế hệ và  thực hành di sản trong cộng đồng, để di sản tiếp tục được lan  toả hôm nay và mai sau, biến di sản thành tài sản phục vụ quá trình phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con đồng bào các dân tộc.

Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 3Chương trình văn nghệ tôn vinh 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của đồng bào dân tộc Mông. Ảnh: Hoàng Tâm

Mỗi điệu khèn, mỗi nét hoa văn được đồng bào dân tộc Mông tạo ra trên vải thể hiện những triết lý sống cao đẹp, sự sáng tạo và trình độ nghệ thuật cao. Nếu như Khèn là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông thì Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người phụ nữ Mông, mang giá trị tinh thần gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người.

Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 4
Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 5Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ hội. Ảnh: Hoàng Tâm

Khèn (tiếng Mông gọi là "Kềnh" hay "Khềnh") là nhạc cụ độc đáo, gắn liền với hình ảnh những chàng trai dân tộc Mông rắn rỏi, tài hoa hiên ngang giữa đại ngàn gió núi. Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông.

Khèn có mặt ở mọi nơi trong đời sống của cộng đồng từ các nghi thức trong tang ma, cưới xin, lễ hội dân gian đến các hoạt động vui chơi giải trí truyền thống của người Mông. Thông qua đó, khèn nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó vươn lên làm chủ cuộc sống và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.

Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 6Những cô gái trong trang phục rực rỡ sắc màu của dân tộc Mông tham gia biểu diễn nghệ thuật. Ảnh: Hoàng Tâm

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông được xếp vào loại hình tri thức dân gian. Các họa tiết trên trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mông được vẽ từ sáp ong. 

Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 7Màn đồng diễn của hơn 1.000 đồng bào dân tộc Mông từ điệu khèn réo rắt. Ảnh: Hoàng Tâm

Hoa văn được tạo ra từ nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người Mông là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người. Các mẫu hoa văn trang trí phản ánh nhiều mặt của đời sống văn hóa cổ truyền. Từ những mẫu hình cụ thể được tạo ra trên vải lanh đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nghệ thuật trang trí, nghệ thuật tạo hình chung của cộng đồng người Mông. Về cơ bản nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông được thể hiện trên trang phục nữ, trang phục trẻ em nữ (áo và váy), địu, gối, chăn; hiện nay có thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách du lịch như túi các loại, balo, khăn trải bàn, rèm cửa, tranh.

Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 8Di sản sẽ thành tài sản để thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, giúp bà con xóa đói giảm nghèo bền vững. Ảnh: Hoàng Tâm

Điểm nhấn của buổi lễ là Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh âm giữa ngàn mây” gồm ba chương (chương 1 “Khát vọng lời khèn”, chương 2 “Âm vang trong mây ngàn” và chương 3 “Tiếng khèn gọi mùa Xuân”) và màn đồng diễn nghệ thuật khèn có sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân và bà con đồng bào Mông.

Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 9
Nghệ thuật khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của đồng bào Mông được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia ảnh 10Màn diễu diễn trên đường phố thu hút đông đảo bà con. Ảnh: Hoàng Tâm

Bên cạnh đó, huyện Mù Cang Chải còn tổ chức các sự kiện biểu diễn đường phố; tái hiện không gian văn hóa dân tộc Mông, giao lưu, trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Mông; Hội thi múa khèn, trải nghiệm giã bánh giày; hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ… và lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023.

Hoàng Tâm

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm