Nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm cho người dân địa phương và du khách tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa, tỉnh Bắc Ninh đã quyết định tăng số lượng chuyến và phương tiện vận chuyển trong tour du lịch miễn phí “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu di sản”.
Tối ngày 23/12, tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông; nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và Festival trình diễn khèn Mông.
Ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 3413/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tối 3/3, tại xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, UBND huyện đã tổ chức Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông, ngành Mông hoa (Môngz Lênhs) xã Sa Lông.
Hoa văn có vai trò quan trọng đối với bộ trang phục truyền thống của người Tà Ôi, Thừa Thiên Thuế. Nó không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí, tạo vẻ đẹp cho bộ trang phục mà thông qua đó chúng ta thấy được đời sống sản xuất, lao động, sinh hoạt, giao lưu văn hóa cũng như quá trình phát triển lịch sử của một tộc người.
Chỉ với một bộ khung dệt tự chế 12 thanh làm từ gỗ và lồ ô rất đơn sơ, gọn nhẹ nhưng người Mạ đã tạo nên những tấm thổ cẩm với những đường nét, họa tiết hoa văn rất sinh động.
Hiện nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 ngôi chùa Khmer, trong đó Sóc Trăng có gần 100 chùa. Thông thường, mỗi sóc của người Khmer có một ngôi chùa. Mỗi ngôi chùa trung bình có từ 15 đến 30 vị sư sãi, có chùa có tới 100 vị sư sãi.