Theo truyền thống, người Mông thường tự dệt vải, may, thêu trang phục để sử dụng. Tuy nhiên, gần đây nhiều người đã lấy hoạt động này làm “nghề”. Cụ thể, tại đây có 6 hộ người Mông đang hành nghề may thêu trang phục theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ nhu cầu cho đồng bào trong vùng cũng như bạn hàng từ nhiều tỉnh khác đến.
Vào chủ nhật hàng tuần, khu chợ ở thôn 1 luôn nhộn nhịp người mua, người bán, mặt hàng chủ yếu là những bộ váy, chiếc túi xách đủ sắc màu của người Mông do các cửa hàng may tại đây cung cấp. Ông Sùng A Chớ, chủ một cửa hàng may cho biết: “Ngày thường, tôi bán được 2-3 triệu đồng tiền hàng, ngày chủ nhật có đông khách hơn thì cũng bán được tầm 5 triệu đồng. Đặc biệt, trong những ngày lễ như Tết Nguyên đán, Tết Độc lập... có khi tiền hàng bán được lên đến 17 triệu đồng. Có nhiều loại váy, túi xách với nhiều màu sắc, giá tiền và kích cỡ khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn theo sở thích”.
Bà Sùng Thị Ví có gần 40 năm theo nghiệp may cho biết: “Trước kia, tôi phải ngồi khâu tay 3 ngày mới xong 1 cái váy. Nhưng khi có máy may, 1 ngày tôi có thể may được 20 cái váy, bán cho những hộ buôn quanh đây hoặc người ở xa đến; mỗi cái bán ra trung bình lời 30.000 đồng. Mấy năm gần đây, chúng tôi còn cải tiến chiếc váy Mông truyền thống thành váy 2 lớp, váy nhiều hoa văn khác nhau và người Mông mua khá nhiều”.
Trong khi đó, bà Sùng Thị Dậu-một thợ may khác vẫn còn kiên trì lưu giữ việc khâu tay để làm nên những bộ trang phục Mông truyền thống. Bà Dậu nói: “Mặc dù hiện nay nhiều người chuộng những bộ váy cách tân, nhưng vẫn còn một số người rất thích bộ trang phục truyền thống được làm thủ công bằng tay. Tuy nó ít hoa văn hơn, nhưng lại rất bền, đẹp, được sử dụng trong ngày lễ quan trọng trong năm”.
Theo ông Ma Seo Nhà, Phó thôn 1 thì các hộ hành nghề may, thêu ở đây có tay nghề khá, lại biết giữ gìn, phát triển nét đặc sắc trong văn hóa trang phục của dân tộc Mông nên được người tiêu dùng tin dùng. Do đó, họ đều có thu nhập cao, có cuộc sống khá giả và góp phần kéo theo việc kinh doanh các mặt hàng như thổ cẩm, ăn uống quanh đây cũng phát triển hơn.
Chiếc váy khâu bằng tay được bày bán ở chợ. Ảnh: Trần Thuyên |
Bà Sùng Thị Ví có gần 40 năm theo nghiệp may cho biết: “Trước kia, tôi phải ngồi khâu tay 3 ngày mới xong 1 cái váy. Nhưng khi có máy may, 1 ngày tôi có thể may được 20 cái váy, bán cho những hộ buôn quanh đây hoặc người ở xa đến; mỗi cái bán ra trung bình lời 30.000 đồng. Mấy năm gần đây, chúng tôi còn cải tiến chiếc váy Mông truyền thống thành váy 2 lớp, váy nhiều hoa văn khác nhau và người Mông mua khá nhiều”.
Một cơ sở may của đồng bào Mông ở thôn 1. Ảnh: Hồ Mai |
Theo ông Ma Seo Nhà, Phó thôn 1 thì các hộ hành nghề may, thêu ở đây có tay nghề khá, lại biết giữ gìn, phát triển nét đặc sắc trong văn hóa trang phục của dân tộc Mông nên được người tiêu dùng tin dùng. Do đó, họ đều có thu nhập cao, có cuộc sống khá giả và góp phần kéo theo việc kinh doanh các mặt hàng như thổ cẩm, ăn uống quanh đây cũng phát triển hơn.
Báo Đắk Nông